Bất chấp đại dịch đã và đang gây ra những tác động tiêu cực, vẫn còn đó một phân khúc bất động sản đang sở hữu những lợi thế to lớn, thậm chí còn được hưởng lợi từ đại dịch. Làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng đang dần khởi động và bất động sản công nghiệp của Việt Nam chờ ngày "cất cánh".
Theo nhận định của Savills Việt Nam, phân khúc nhà ở thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang gặp nhiều khó khăn trong 6 tháng đầu năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là dịch Covid-19 vẫn chưa được khống chế.
Bất chấp tác động tiêu cực từ dịch bệnh, một số phân khúc bất động sản vẫn có giữ giá tốt hơn hẳn mặt bằng chung. Thực tế trên thị trường cho thấy các bất động sản có thể đáp ứng các nhu cầu thật gần như khó có thể giảm giá trong bối cảnh hiện nay.
Hội môi giới bất động sản Việt Nam nhận định, giá bất động sản hiện tại đang đối mặt với nhiều áp lực. Trong đó, giá chung cư tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM đã chạm trần. Nhưng khác với TP.HCM, những chủ đầu tư tại Hà Nội sẽ khó lòng tăng giá thêm.
Những năm qua Quảng Ninh luôn là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển bất động sản du lịch và nghỉ dưỡng. Hãy cùng xem các chuyên gia nhận định thế nào về tình hình phát triển cũng như tiềm năng của thị trường du lịch và phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại đây hậu Covid.
Không còn cảnh người người đổ xô đi đầu tư đất tại Đà Nẵng, Nha Trang như cách đây vài năm, hiện thị trường bất động sản tại đây khá ảm đạm, giá cũng đã giảm tương đối so với mức đỉnh năm 2018 – 2019.
Nhiều chuyên gia cho rằng bối cảnh thị trường hiện nay có nhiều điểm khác so với giai đoạn khủng hoảng năm 2008 vì vậy giá bất động sản có thể sẽ không giảm như tâm lý chờ đợi của các nhà đầu tư. Hiện trên thị trường sơ cấp giá thậm chí còn tăng nhẹ so với trước dịch.
Nhiều chuyên gia dự báo, trong năm 2020, phân khúc nhà giá rẻ sẽ bước vào giai đoạn “thăng hoa” và trở nên hấp dẫn hơn trong mắt những nhà đầu tư sành sỏi.
Có thể nói hai năm vừa qua là quãng thời gian vô cùng khó khăn đối với thị trường bất động sản TP.HCM. Vấn đề về pháp lý là bài toán lớn nhất đối với toàn thị trường, giờ đây nhiều nút thắt đã và đang dần được tháo gỡ giúp cho thị trường có dấu hiệu khả quan hơn.
Thời gian vừa qua, hoạt động M&A (sáp nhập và mua lại) trong lĩnh vực BĐS diễn ra rất sôi động. Minh chứng là hàng loạt dự án “đất vàng” đã được đổi chủ. Nguyên nhân trực tiếp là do ảnh hưởng dịch Covid-19 khiến thị trường gặp biến cố, nhiều doanh nghiệp phải thanh lý tài sản.
Theo Hiệp hôi Bất động sản TP.HCM (HoREA), trong vòng 5 năm (giai đoạn từ năm 2015 – 2020) tỷ lệ người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam chỉ chiếm 0,85% tổng số nhà ở của các dự án.
Thị trường bất động sản Đà Nẵng vốn đã rơi vào tình trạng trầm lắng kể từ năm 2019, tuy nhiên sang năm 2020 chịu tác động tiêu cực trực tiếp của dịch bệnh Covid – 19 đã khiến thị trường tại đây gần như tê liệt hoàn toàn ở hầu hết phân khúc.
Tính từ năm 2010 đến nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp đôi, chạm mức 64 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian đó, giá nhà tại các thành phố lớn đã tăng 3 – 5 lần. Điều này khiến việc sở hữu nhà ở của tầng lớp lao động phổ thông gần như là bất khả thi.
Bước sang quý IV/2020, thị trường bất động sản toàn quốc có dấu hiệu “ấm” lên khi mà lượng giao dịch thành công tăng dần đều. Các chuyên gia nhận định, đây là cơ hội để các doanh nghiệp giải quyết lượng hàng tồn kho vốn đang rất lớn.
Do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, phân khúc khách sạn và căn hộ dịch vụ tại TP.HCM chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, thị trường đang dần xuất hiện những tín hiệu phục hồi đầy khả quan.
Trên thị trường đang tồn tại một nghịch lý đó là dù nhu cầu mua nhà vẫn ở mức cao, giá bán cũng tăng nhưng các chủ đầu tư lại không thể đẩy mạnh đầu tư phát triển dự án – theo nhận định của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VnREA).