Mới đây, tại Toạ đàm Những xu hướng mới của thị trường bất động sản du lịch Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng, bất động sản du lịch đang là lĩnh vực hấp dẫn và năng động bậc nhất trên thị trường.
Việc phát triển các khu đô thị tích hợp với đầy đủ các tiện ích đã xuất hiện từ lâu tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, tuy nhiên ở các tỉnh và địa phương khác mô hình này vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Xu hướng này liệu có mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư
Nhiều chuyên gia phân tích nhận định, thị trường bất động sản TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung đang ở trạng thái mất cân bằng. Minh chứng là nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ vô cùng khan hiếm, trong khi đó, phân khúc hạng A lại đang dư thừa.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, phân khúc văn phòng cho thuê đang phải đối diện với nhiều thách thức khiến khả năng tăng trưởng giá thuê chỉ ở mức hạn chế. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng tạm thời, khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, chắc chắn phân khúc bất động sản này sẽ được săn đón.
Nhiều chuyên gia đánh giá tiềm năng của phân khúc bất động sản hạng sang còn rất lớn do số lượng người giàu có tại Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Dự báo trong tương lai nhiều đô thị lớn tại Việt Nam sẽ có giá bất động sản cao không kém các nước phát triển.
Đầu năm 2021, những nhà môi giới kiêm nhà đầu tư lao đao với sóng đất do những cơn sốt bất động sản bắt đầu lắng xuống. Nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản rối loạn về giá là do chính những nhà môi giới kiêm nhà đầu tư này.
Hiện lượng số lượng người nước ngoài sở hữu bất động sản tại Hà Nội vẫn rất khiêm tốn, chỉ chiếm tới 30% tổng lượng giao dịch. Thực tế cho thấy người nước ngoài thường có xu hướng thích các dự án do chủ đầu tư ngoại xây dựng hơn và số lượng dự án như vậy tại TP.HCM đang áp đảo so với Hà Nội.
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, thời điểm này mua bất động sản với tâm lý “ăn xổi” thì khả năng thất bại là rất lớn. Đại dịch kéo dài đã khiến cho cuộc chơi có nhiều thay đổi, nếu muốn thành công cần có sự chuẩn bị kĩ cho các kịch bản sắp tới.
Bộ Xây dựng đã lý giải xu hướng các nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều. Theo Bộ Xây dựng, vì đây là kênh đầu tư được cho là an toàn và còn nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.
Trao đổi với báo chí tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Lê Quang Hùng cho biết, Bộ đang đề xuất một số cơ chế, chính sách cho nhà ở giá rẻ, nhà ở dưới 45m2 để giải quyết tình trạng giá nhà vượt quá khả năng chi trả của đại đa số người dân.
Thị trường bất động sản Hà Nội những tháng vừa qua đã điêu đứng bởi dịch bệnh Covid-19. Mới đây sau những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, nhiều dự án bất động sản cũ đang dần trở lại nhưng không thể vực dậy được toàn bộ thị trường.
Quý III nói riêng và 9 tháng đầu năm 2020 nói chung, thị trường bất động sản Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn bởi Covid-19. Trái ngược với nguồn cung và lượng giao dịch tụt dốc, giá bất động sản tại thành phố không những không giảm mà còn có xu hướng tăng.
Khác với thời điểm nhộn nhịp và sôi động cách đây vài tháng, thị trường bất động sản tại một số nơi rơi vào cảnh “chợ chiều” vô cùng trầm lắng. Cơn sốt “ảo” đã đẩy giá đất tại những nơi này lên cao nhanh chóng, để rồi giờ đây nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận “cắt lỗ” sâu mà vẫn không có người mua.
Dự án khu đô thị mới Kim chung – Di Trạch từng là tạo cơn sốt cách đây hơn 10 năm, sau đó trải qua nhiều năm bị bỏ hoang bỗng nhiên gần đây lại xuất hiện những dấu hiệu tăng nóng trở lại. Điều đáng nói chỉ từ từ đầu tháng 11 tới nay, giá đã tăng gấp 2, gấp 3 lần so với trước đó.
Trước tình hình đại dịch vẫn đang diễn biến khó lường trên thế giới, gần như trong năm 2020 ngành du lịch và khách sạn của Việt Nam sẽ khó có thể phục hồi.
Bức tranh thị trường bất động sản tại Hà Nội dưới tác động của dịch Covid-19 đã có những thay đổi đáng chú ý. Giá nhà đất vẫn tăng mặc cho tiền cho thuê nhà riêng tại nhiều tuyến đường chứng kiến sự sụt giảm.