Đầu năm 2021, những nhà môi giới kiêm nhà đầu tư lao đao với sóng đất do những cơn sốt bất động sản bắt đầu lắng xuống. Nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản rối loạn về giá là do chính những nhà môi giới kiêm nhà đầu tư này. Và cuối cùng, khi cơn sốt đi qua, nhiều người trong số họ phải gánh hậu quả do vòng xoáy của lòng tham.
Nhà đầu tư, môi giới lao đao vì đất
Những nhà môi giới đóng vai trò trung gian trên thị trường bất động sản, là những người nắm bắt và cảm nhận rõ ràng nhất về sự “nóng – lạnh” của thị trường bất động sản để tư vấn cho khách hàng, nhà đầu tư. Với những lợi thế này, nhiều nhà môi giới kiêm luôn cả vai trò nhà đầu tư. Nhiều nhà môi giới cũng “ôm mộng” giàu nhanh với mục đích lướt sóng khi trị trường bất động sản lên cơn sốt nóng thời điểm đầu năm.
Tại Hớn Quản – Bình Phước, Anh Huỳnh Tấn Lợi, một nhà môi giới kiêm nhà đầu tư từng đầu tư đất gần say bay Técníc Hớn Quản cho biết, khi đất Hớn Quản lên cơn sốt, anh đã cùng một người bạn môi giới từ TP.HCM về đây bán đất. Anh và bạn vừa đầu tư, vừa môi giới và đã lướt sóng thành công giao dịch đầu tiên, trong vòng 02 ngày thu lãi hơn 200 triệu đồng. Trong thời gian ngắn đã thu được lợi nhuận cao khiến cho anh và bạn cùng đầu tư ham, dùng toàn bộ số tiền gốc và lãi đặt cọc tiếp 4 lô đất khác với kỳ vọng bán chênh thu lãi như giao dịch lần đầu tiên. Anh Lợi cho hay “ trong cơn sốt đất, 4 lô đất của anh, người hỏi cũng toàn môi giới, dân đầu tư. Họ hỏi mua nhưng chỉ khi họ cũng tìm được người mua lại thì họ mới xuống tiền. Do đó, người hỏi nhiều nhưng người bỏ tiền ra đầu tư thì không thấy đâu”.
Hiện tượng sóng đất ở Hớn Quản gãy nhanh hơn anh Lợi và bạn tưởng. Anh Lợi và bạn phải bỏ cọc, mất toàn bộ số tiền đã đầu tư vào 4 lô đất. Anh Lợi cho biết, giới đầu tư, đầu cơ và cả môi giới sau khi đánh nhanh cũng rút nhanh khỏi thị trường. Bốn lô đất của anh từ nhiều người hỏi nhưng không xuống tiền và đến khi thị trường tắt sóng thì chẳng ai ngó ngàng tới.
Sau khi nắm được thông tin về một dự án khu du lịch sinh thái được phê duyệt đồ án quy hoạch tại Gia Viễn, Ninh Bình. Một nhóm môi giới kiêm nhà đầu tư đã cùng chung tiền mua gom đất đấu giá gần khu du lịch đã được mở bán vào đầu năm 2020. Giá các lô đất ở đây tầm khoảng 500 -600 triệu đồng/lô vào thời điểm đầu năm 2020, thì đến đầu năm 2021 đội môi giới kiêm nhà đầu tư mua lại với giá 650 – 750 triệu đồng/lô. Nhóm môi giới kiêm nhà đầu tư này đã cùng nhau làm sóng, đẩy giá thị trường lên mức 1 – 1,4 tỷ đồng/lô, sau khi đã mua gom được một lượng hàng nhất định. Trên thực tế, nhóm cũng đã giao dịch thành công mộ số lượng hàng nhất định với mức giá 1 – 1,4 tỷ đồng/lô. Tuy nhiên, nhóm vẫn còn tồn 1/3 số hàng chưa bán được khi thị trường hết sốt. Theo ông Khải, một thành viên trong nhóm cho biết thêm, dù số hàng bán được đã có lãi nhưng số hàng tồn vẫn còn nhiều khiến nhóm của ông lao đao khi thị trường không còn nóng sốt. Hiện tại, mặc dù các lô đất này vẫn đang được rao bán với giá từ 1,1 – 1,3 tỷ đồng/lô nhưng người mua vẫn không có.
Tại thị trường bất động sản Bắc Giang, đây là thị trường nóng sốt trong thời gian qua với hàng loạt lô đất tại các khu dân cư trên địa bàn thành phố cũng đã bị khách hàng bỏ cọc với số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Theo thông tin từ Phòng Tài chính – Kế hoạch TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang cho hay, TP đã tổ chức 3 phiên đấu giá đất và nhà ở vào tháng 10, 11/2020 tuy nhiên đều có khách hàng bỏ cọc. Cụ thể, tại phường Dĩnh Kế, xã Đồng Sơn, xã Dĩnh Trì có 16 lô bị bỏ cọc, số tiền bỏ đặt cọc lên tới hơn 1,6 tỷ đồng. Trong khi đó tại các phường như Trần Phú, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Xương Giang, Mỹ Độ, Tân Mỹ và xã Đồng Sơn có 6 lô bị bỏ cọc với số tiền bỏ cọc là 600 triệu đồng trong khi số tiền trúng đấu giá hơn 10,6 tỷ đồng.
Một môi giới tại thị trường bất động sản Bắc Giang – Anh Phan Lộc cho biết, phần lớn các trường hợp bỏ cọc là do các môi giới kiêm nhà đầu tư. Ban đầu mua vì nghĩ với tình hình thị trường nóng có thể bán ăn chênh ngay nhưng sau đó không có khách mua đành chấp nhận bỏ cọc vì không có khả năng vào tiền tiếp.
Tình trạng môi giới kiêm nhà đầu tư bỏ cọc diễn ra khá phổ biến ở các thị trường điểm nóng như Thanh Hóa, Bắc Ninh, Quảng Ninh… vào thời điểm đầu năm. Một nhà đầu tư ở Hà Nội cho biết – chị Lâm Thị Lê, một môi giới đã cọc chị 50 triệu đồng để mua mảnh đất của chị ở Cẩm Phả, Quảng Ninh. Theo thỏa thuận, sau 15 ngày hai bên sẽ hẹn gặp nhau để làm hợp đồng chuyển nhượng, thanh toán nốt số tiền còn lại. Thế nhưng hết hạn 15 ngày, chị Lê không liên hệ được với môi giới đó. Đến ngày thứ 18 môi giới đó gọi lại báo với chị là bỏ cọc do không tìm được khách mua.