Xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng là hành vi tổ chức xây dựng công trình sai nội dung và thông số trong giấy phép. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hay cùng tìm bất động sản ODT tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thế nào là xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng?
Giấy phép xây dựng là một trong những loại giấy tờ quan trọng khi bắt đầu xây dựng một công trình nhà ở, chung cư hay toà nhà nào đó. Việc xin giấy phép xây dựng là một yêu cầu bắt buộc, và là minh chứng cho sự cho phép của chính phủ, luật pháp để chủ đầu tư thi công công trình. Các công trình thi công mà không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, có thể bị phạt và đình công.
Ngoài ra, trong giấy phép xây dựng, các thông số như số tầng nhà xây, diện tích xây dựng, diện tích hồ bơi, diện tích sân vườn, và các thông tin khác của công trình cần phải trùng khớp thực tế. Những trường hợp xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng sẽ bị phạt vì nó là hành vi tổ chức xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng. Cụ thể, theo Nghị định 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ, hành vi xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt và buộc phải thực hiện đúng giấy phép xây dựng được cấp, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép.
Mức phạt cho hành vi xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng
Hành vi xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng sẽ bị phạt, tuy nhiên mức phạt phụ thuộc vào quy mô của công trình, mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm, thậm chí cũng khác nhau với từng trường hợp vi phạm.
Cụ thể, mức phạt dành cho các công trình sửa chữa, xây dựng, thay mới lại như sau: Những cá nhân làm sai giấy phép xây dựng, thông số trong giấy phép không trùng khớp với thực tế sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đối với những công trình nhỏ lẻ tại đô thị, thành phố lớn. Bị phạt từ 7 đến 10 triệu đồng đối với các công trình xây dựng tại khu bảo tồn, nơi đất bị hạn chế xây dựng như khu di tích, lịch sử.
Đối với các công trình thi công mới hoàn toàn, nếu thông số trong giấy phép xây dựng khác với thực tế, mức xử phạt sẽ lên đến 20 triệu đồng dành cho các công trình nhà nhỏ lẻ tại thành phố, trung tâm lớn. Các công trình trong khu bảo tồn nếu vi phạm thông số trong giấy phép xây dựng khi xây mới sẽ bị phạt lên đến 30 triệu đồng.
Phương án xử lý các trường hợp vi phạm giấy phép xây dựng
Đối với trường hợp vi phạm giấy phép xây dựng khi thi công công trình, các bước xử lý vi phạm như sau:
- Lập biên bản và yêu cầu tạm dừng thi công: Bước này các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện khi phát hiện một công trình có thông số trong giấy phép sai lệch so với thực tế.
- Các công trình thi công không có giấy phép xây dựng sẽ bị liệt kê vào nhóm vi phạm khác và có mức xử phạt riêng.
- Cơ quan có thẩm quyền xem xét giấy phép xây dựng và đánh giá mức độ vi phạm: Trong khoảng thời gian này, chủ đầu tư có thể làm thủ tục xin giấy phép lại hoặc điều chỉnh giấy phép.
- Những trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là vi phạm thông số trong giấy phép xây dựng sẽ tiến hành các mức phạt tương ứng và dỡ bỏ công trình đang thi công dang dở
Có được hoàn công sau khi bị phạt vi phạm không?
Trong trường hợp sai lệch thực tế ít hoặc nhẹ, chủ nhân công trình chỉ cần đóng phạt và điều chỉnh giấy phép xây dựng sao cho đúng với số liệu đo đạc, tính toán thực tế là được. Sau khi thay đổi, chủ nhân công trình sẽ được hoàn công và xây dựng tiếp công trình của mình.
Tuy nhiên, đối với các sai phạm lớn, việc hoàn công là khó xảy ra. Do đó, việc thực hiện các thủ tục xin giấy phép xây dựng cần phải đảm bảo chính xác để phòng tránh những sự cố không đáng có, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.
Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn vấn đề xây nhà cao hơn giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt như thế nào. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.