Quỹ đất là một thuật ngữ vô cùng phổ biến trong lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quỹ đất là gì? Đơn vị nào quản lý quỹ đất? Những quy định pháp lý liên quan? Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Quỹ đất là gì?
Quỹ đất là gì? Đó là một khái niệm để chỉ diện tích đất hiện tại của một đơn vị, địa phương bao gồm tất cả những loại hình đất đai có chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các ban ngành, tổ chức.
Quỹ đất được sử dụng để xây dựng bệnh viện, trường học, nhà ở, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, công ty,… Quỹ đất được phân chia cho các đối tượng cụ thể để sử dụng vào mục đích phù hợp, đảm bảo tuân thủ các điều kiện trong luật đất đai.
Trong trường hợp quỹ đất sử dụng cho mục đích khai thác trồng trọt, thì cần dựa vào tính chất của nhóm đất đó và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của địa phương đã được phê duyệt. Đối với những quỹ đất còn trống, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp tục phân chia cho những đối tượng đang cho nhu cầu.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, quỹ đất được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, có hai loại phổ biến là quỹ đất công và quỹ đất sạch.
Trong đó, dù chưa được quy định rõ ràng trong Luật đất đai 2013, nhưng theo các điều luật liên quan, quỹ đất công là phần đất thuộc quyền sở hữu đất của toàn dân, do cơ quan Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và được dùng cho các mục đích đa dạng như mục đích công cộng, đất giao thông, quốc phòng an ninh, đất có di tích lịch sử văn hoá,…
Quỹ đất sạch chỉ những diện tích đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng theo như kế hoạch đã được thông qua từ trước. Quỹ đất sạch có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
Đơn vị quản lý quỹ đất
Theo Khoản 2, Điều 5, Nghị định 43/2014, tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị công, được thành lập và tổ chức lại theo quy định thành lập của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, trụ sở riêng, và được phép mở tài khoản để hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật, có điều phối chi nhánh ở các quận, huyện, thị xã, thành phố…
Quỹ đất nằm trong trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, chia nhỏ về từng vùng thuộc bộ phận của mỗi xã, huyện, tỉnh, thành phố… Quy trình thẩm định và phân chia quỹ đất phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc khai thác, quản lý do Nhà nước ban hành. Việc quỹ đất được sử dụng một cách hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của địa phương.
Kinh phí hoạt động của tổ chức này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy định tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Giải pháp phát triển quỹ đất địa phương
Việc phát triển quỹ đất địa phương, sử dụng một cách hợp lý sẽ tạo điều kiện dễ dàng trong việc giải phóng mặt bằng, thu hồi đất công.
Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch
Đánh giá mức độ phù hợp của quỹ đất bằng cách rà soát các dự án quy hoạch hiện có. Sau đó, lên kế hoạch, bổ sung, lập mới và điều chỉnh lại chi tiết những quy hoạch chung. Tập trung vào những điểm, khu vực có địa thế đẹp, quy mô diện tích lớn nhưng chưa được đưa vào sử dụng hoặc hiệu quả sử dụng không cao.
Cắm mốc công khai, tiến hành công bố thông tin quy hoạch. Tập trung quy hoạch những vùng đất tiềm năng trước, đẩy mạnh thiết kế hạ tầng xung quanh khu quy hoạch, hệ thống giao thông. Quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép xây dựng theo quyết định quy hoạch.
Giải pháp về kinh tế
Việc sử dụng quỹ đất cho mục đích cụ thể cần đảm bảo phù hợp với nguồn vốn cho công tác xây dựng. Dự trù đủ nguồn vốn để tránh việc dự án đang xây dựng dở dang phải dừng lại để chờ nguồn vốn. Các nhà đầu tư cần ứng trước một phần vốn để chi trả công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng. Tiến hành đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất theo yêu cầu đối với các vùng đất tiềm năng.
Giải pháp về kỹ thuật
Tiến hành đo đạc, khảo sát quỹ đất, cắm mốc giải phóng mặt bằng và mốc thi công công trình. Tiến hành đầu tư xây dựng công trình với quy mô chuẩn. Đồng bộ lập dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.
Giải pháp về quản lý hành chính
Tuyên truyền, công bố chủ trương xây dựng, việc cần thiết phải quy hoạch quỹ đất cho người dân tại địa phương đó. Thực hiện nghiêm túc các quy trình thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực đầu tư, đất đai… Thúc đẩy, hướng dẫn các đơn vị dưới thi công theo đúng kế hoạch. Kêu gọi các nhà đầu tư.
Nguyên tắc quản lý đất đai của nhà nước
Đảm bảo quản lý tập trung, thống nhất: Các cá nhân, tổ chức, tập thể cần giữ gìn tài sản đất đai, không xâm chiếm đất đai thành tài sản riêng.
Đảm bảo kết hợp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng hài hoà: Quyền sở hữu gồm sử dụng, chiếm hữu, định đoạt đất của chủ sở hữu. Quyền sử dụng gồm tận dụng, khai thác, hưởng lợi từ giá trị đất của chủ sở hữu. Nhà nước thu tiền sử dụng đất thông qua chủ sở hữu đất.
Kết hợp hài hoà giữa các mục đích: Đảm bảo lợi ích cho người sử dụng, chủ sở hữu đất đai, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích chung cho xã hội, đất nước.
Tiết kiệm, hiệu quả: Việc quản lý quỹ đất cần dựa vào nguyên tắc cơ bản, tiết kiệm, hiệu quả.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về quỹ đất là gì và những quy định pháp lý liên quan. Việc hiểu rõ quỹ đất là gì và những nguyên tắc quản lý đất đai của nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế đất nước và tránh được những sai phạm đáng tiếc.