Dưới đây, bất động sản ODT sẽ giúp bạn tìm hiểu về trình tự, thủ tục và mẫu dự án đầu tư nông nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, hưởng chính sách đầu tư trong nông nghiệp và xin đất thực hiện dự án.
Trình tự đầu tư dự án nông nghiệp
Xin thuê đất
Đối với các dự án nông nghiệp, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm là nộp hồ sơ thuê đất và thực hiện các thủ tục xin giao đất, thuê đất.
Về hồ sơ thuê đất, theo Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, văn bản sau:
- Đơn xin giao đất, cho thuê đất
- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất
- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất dựa vào quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai 2013 và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án.
- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất do cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ lên cơ quan Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ thì tối đa 3 ngày, người nộp hồ sơ phải hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ đủ hợp lệ thì thời hạn giải quyết không quá 20 ngày (không tính thời gian giải phóng mặt bằng và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, thời hạn giải quyết được cộng thêm 15 ngày nữa. Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện thủ tục, để Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định hồ sơ theo quy định.
Xin hỗ trợ đầu tư dự án nông nghiệp
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư và phát triển nông nghiệp, Chính phủ đã ra Nghị định số 210/2013/NĐ-CP cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ và miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ nguồn vốn, đào tạo nhân lực, khoa học công nghệ. Với điều kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xin hỗ trợ đầu tư dự án nông nghiệp gồm:
- Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đầu tư (nếu có), báo cáo tình hình và kết quả thực hiện dự án trước đây (đối với các doanh nghiệp đã có dự án đầu tư trước đó)
- Bản đề nghị hô trợ đầu tư và bản giải trình kinh tế - kỹ thuật về mục đích, quy mô, địa điểm và lượng vốn đầu tư và kết quả mong muốn của dự án.
Sau khi dự án được chấp thuận đàu tư, doanh nghiệp cần nộp 8 bộ hồ sơ (1 bộ hồ sơ gốc, 7 bộ còn lại đóng dấu giáp lai) cho Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương nơi thực hiện dự án.
Sau khi hồ sơ được nộp đầy đủ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ gửi hồ sơ để lấy ý kiến của cơ quan Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án, cơ quan chuyên ngành liên quan hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan có ý kiến thẩm tra bằng văn bản phản hồi lại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của các cơ quan, trong thời hạn 5 ngày, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ làm báo cáo tóm tắt ý kiến của các cơ quan liên quan và cân đối ngân sách để lập báo cáo thẩm tra gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ đầu tư cho dự án.
Sau đó, trong thời hạn 5 ngày, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ cung cấp Quyết định hỗ trợ đầu tư cho dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gửi văn bản thông báo có ghi rõ lý do dự án của doanh nghiệp đã được chấp nhận hỗ trợ đầu tư.
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp là gì?
Mẫu dự án đầu tư nông nghiệp là một loại văn bản mô tả tất cả chi tiết, thông tin cụ thể, liên quan đến dự án nông nghiệp mà doanh nghiệp xin cấp vốn để thực hiện dự án. Văn bản này sẽ được gửi lên các nhà đầu tư để xin cấp vốn, sau đó, dựa vào nội dung của văn bản, tính khả quan của dự án, các nhà đầu tư sẽ xem xét việc cấp vốn cho doanh nghiệp đó.
Do đó, bản mẫu này là một tài liệu vô cùng quan trọng quyết định sự “sống còn” của một dự án, nên cần được tính toán, soạn thảo một cách cẩn thận.
Tham khảo mẫu dự án đầu tư nông nghiệp tại đây.
Nội dung và những lưu ý
Mẫu đơn đề xuất này gồm các nội dung như doanh nghiệp thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô, vốn đầu tư, phương pháp sử dụng vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư,…
Cụ thể, việc đầu tiên bạn cần giới thiệu một cách chi tiết và rõ ràng về chủ đầu tư hiện tại của dự án. (là ai/tổ chức nào, đã có giấy phép hoạt động hoặc chứng nhận hợp pháp chưa, được cấp khi nào, trụ sở tại đâu).
Sau đó, là những thông tin chi tiết về dự án, gồm: tên dự án, địa điểm, cách thức đầu tư. Để tăng tính thuyết phục, bạn cần nêu rõ những lý do vì sao nên thực hiện dự án, mô hình sản xuất dự án hướng tới.
Đưa ra một số căn cứ pháp lý để các nhà đầu tư xem xét. Đừng quên để ra một phần trong văn bản để nói về sự cần thiết của dự án đối với việc phát triển kinh tế tại địa phương, nước nhà cùng những thông tin để chứng minh rằng dự án được triển khai phù hợp, không gây ra tác động xấu đối với môi trường.
Để các nhà đầu tư, Uỷ ban nhân dân các cấp cảm thấy hứng thú đối với dự án, phần nội dung trong văn bản cũng không thể thiếu thông tin về quá trình đầu tư, xây dựng, sản xuất của một dự án nông nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, văn bản cũng cần có phần thông tin liên quan đến vốn đầu tư hiện tại của dự án. Văn bản càng chi tiết, cụ thể bao nhiêu thì khả năng được cấp vốn sẽ càng cao.