Giấy uỷ quyền làm sổ đỏ là một giấy tờ quan trọng về mặt pháp lý, do đó cần phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Dưới đây, hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu mẫu hợp đồng uỷ quyền làm sổ đỏ mới nhất và chuẩn xác nhất.

mẫu hợp đồng uỷ quyền làm sổ đỏ

Hiện nay, các giao dịch uỷ quyền, đặc biệt trong mua bán đất đai đã trở nên phổ biến. Các hoạt động uỷ quyền sẽ khiến các giao dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, và đúng pháp luật khi người có nhu cầu vì các lý do khách quan như địa lý, công việc không thể thực hiện các giao dịch và phải nhờ người khác nhân danh.

Uỷ quyền là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, uỷ quyền là thoả thuận giữa các bên. Trong đó, bên được uỷ quyền thực hiện các công việc nhân danh bên uỷ quyền. Sau đó, bên uỷ quyền sẽ trả thù lao cho bên được uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng uỷ quyền làm sổ đỏ

Hợp đồng uỷ quyền làm sổ đỏ là giấy tờ quan trọng khi xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà người có nhu cầu vì lý do khách quan nào đó phải nhờ người khác nhân danh thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy địn của pháp luât. Nó thể hiện mối quan hệ ràng buộc về mặt pháp luật giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền, đồng thời bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Tải mẫu hợp đồng uỷ quyền làm sổ đỏ tại đây.

Nội dung quan trọng khi làm hợp đồng uỷ quyền làm sổ đỏ

Điều kiện uỷ quyền

Người uỷ quyền phải có năng lực hành vi dân sự, phải trên 18 tuổi, không mắc các bệnh ảnh hưởng tới nhận thức. Ngoài ra, người uỷ quyền phải là chủ sở hữu đất đai, được công nhận trên giấy chứng nhận sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Hợp đồng uỷ quyền làm sổ đỏ phải lập thành văn bản và có xác nhận từ các văn phòng công chứng.

Phạm vi đại diện uỷ quyền

Người đại diện uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch dân sự cho người được đại diện, trừ những trường hợp không được phép theo quy định của pháp luật. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền. Người đại diện chỉ thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện và phải thông báo cho người thứ ba biết về phạm vi đại diện của mình. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thủ tục uỷ quyền mua bán đất đai

Theo Luật công chứng 2014 và Luật đất đai 2013, thủ tục uỷ quyền cần chuẩn bị những giấy tờ gồm: mẫu hợp đồng uỷ quyền, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ hộ khẩu của cả bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền, chứng minh nhân dân hai bên, bản sao các giấy tờ liên quan, hợp đồng uỷ quyền được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc uỷ ban nhân dân sở tại.

Thời hạn của hợp đồng uỷ quyền

Thời hạn của hợp đồng uỷ quyền sẽ do hai bên tự thoả thuận. Trong trường hợp không thoả thuận được, thì hợp đồng uỷ quyền sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày xác lập.

Trường hợp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền sẽ chấm dứt khi hai bên thanh toán xong khoản thù lao tương ứng với công việc. Trong trường hợp không có thù lao, hợp đồng uỷ quyền có thể chấm dứt bất cứ khi nào, chỉ cần bên uỷ quyền báo trước cho bên được uỷ quyền.

Các trường hợp có thể làm hợp đồng uỷ quyền

  • Người ở nước ngoài không thể về hoặc muốn tiết kiệm chi phí đi lại nhưng lại muốn bán nhà đất.
  • Người bán không đủ sức khoẻ nhưng không mất khả năng nhận thức hành vi.
  • Vợ chồng uỷ quyền cho nhau.
  • Người bán không có kinh nghiệm, không nắm được thủ tục chuyển nhượng.

Giấy uỷ quyền làm sổ đỏ có cần công chứng

Không có quy định pháp luật nào quy định các bên phải bắt buộc công chứng văn bản uỷ quyền. Tuy nhiên, đất đai, nhà cửa là tài sản lớn. Do đó, việc công chứng giấy uỷ quyền làm sổ đỏ sẽ giúp phòng tránh rủi ro, tranh chấp về sau.

Theo Điều 42 Luật Công chứng năm 2015, để làm thủ tục công chứng văn bản uỷ quyền, người dân có thể đến bất cứ Văn phòng/ Phòng công chứng nào để thực hiện. Khi làm thủ tục công chứng, người dân cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Phiếu yêu cầu công chứng; Dự thảo hợp đồng uỷ quyền/giấy uỷ quyền; Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; giấy tờ mua bán đất.