Để đảm bảo chất lượng công trình, trình tự thi công nhà cao tầng được rất nhiều người quan tâm. Trình tự thi công sẽ gồm 7 giai đoạn. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này.

1. Giai đoạn chuẩn bị trong trình tự thi công nhà cao tầng 

Giai đoạn chuẩn bị trong trình tự thi công nhà cao tầng 

Giai đoạn chuẩn bị là một trong những bước đầu tiên và quan trọng trong trình tự thi công nhà cao tầng khi thi công công trình, nhà ở, nó góp phần đảm bảo sự chuyên nghiệp và vững chắc. Nếu thiếu đi giai đoạn này hoặc làm một cách qua loa, công trình sẽ không đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn. 

Giai đoạn chuẩn bị trước khi thi công nhà cao tầng gồm thiết kế bản vẽ và hoàn thiện các thủ tục pháp lý, giấy tờ, nhà cung cấp vật tư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà cao tầng. Cuối cùng, là bước các đơn vị cung cấp tài liệu và tổng hợp nơi nhận,...

Giai đoạn này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành một công trình kiến trúc, do đó đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự đầu tư về thời gian, tiền bạc và công sức. 

2. Xử lý nền móng cho công trình

Theo trình tự thi công nhà cao tầng, sau bước chuẩn bị thi công là tới bước xử lý nền móng cho công trình. Tuỳ thuộc vào từng loại đất nền sẽ có cách xử lý nền móng khác nhau. Đặc biệt với nền đất yếu cần có biện pháp xử lý nền móng phù hợp để cải tạo tính năng chịu lực của nó.

Thông thường, nền móng được xử lý bằng phương pháp ép cọc đại trà. Sau khi hoàn thành việc ép cọc đại trà, đơn vị thi công sẽ nghiệm thu lại toàn bộ công đoạn ép cọc và báo cáo kết quả. Sử dụng vật liệu bê tông cốt thép làm máy ép cọc sẽ giúp nền móng của ngôi nhà trở nên vững chắc hơn. 

3. Thi công móng nhà cao tầng

Thi công móng nhà cao tầng trình tự thi công nhà cao tầng

Bước tiếp theo trong trình tự thi công nhà cao tầng là thi công móng bê tông cốt thép. Giai đoạn này gồm các bước như đào hố móng, bê tông lót, đổ bê tông móng, xây tường móng, đổ bê tông, thi công các hạng mục và bộ phận bên dưới cốt (hố ga, bể phổi, bể ngầm,...), cuối cùng là nghiệm thu nền móng. 

Giai đoạn này đòi hỏi kiến trúc sư và đội thi công có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao và kiến thức kỹ thuật tốt vì công đoạn này cần độ chính xác cao để đảm bảo chất lượng và sự chắc chắn của công trình cao tầng. Móng nhà có tốt thì mới có khả năng chịu được sức nặng của công trình. 

4. Thi công phần thân nhà cao tầng 

Giai đoạn thi công phần thân nhà cao tầng gồm xác định tiêu chuẩn thi công, lắp đặt cốt thép, thép cốt pha, đổ bê tông,... của các phần thân nhà bao gồm hệ thống khung, sàn, tường, mái bằng, bê tông cốt thép.

Giai đoạn này gồm các bước sau đây:

  • Xây dựng cột bằng bê tông cốt thép tầng 1
  • Xây tường tầng 1 của toà nhà 
  • Xây dựng hệ thống thang bộ tầng 1 
  • Đánh giá, nghiệm thu và báo cáo kết quả thi công phần thân tầng 1 
  • Đối với các tầng còn lại, tiến hành các bước tương tự

5. Thi công phần mái nhà cao tầng 

Mái nhà là phần quan trọng của một ngôi nhà, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động của môi trường như lũ lụt, mưa nắng... Ngoài ra, phần mái nhà cũng quyết định tới tuổi thọ và chất lượng của công trình. 

Các bước thi công mái nhà trong trình tự thi công nhà cao tầng gồm:

  • Thi công cách nhiệt, tạo độ dốc cho mái 
  • Đổ một lớp bê tông chống thấm 
  • Hoàn thành thi công mái và nghiệm thu kết quả 
  • Thông báo cho chủ đầu tư về tiến độ xây dựng 

6. Giai đoạn thi công phần hoàn thiện 

giai đoạn thi công phần hoàn thiện trình tự thi công nhà cao tầng

Giai đoạn hoàn thiện thi công công trình sẽ được thực hiện từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới với các bước sau:

  • Trát trần, tường
  • Lát, láng, sàn
  • Ốp tường
  • Làm trần, kết nối các chi tiết
  • Chỉnh sửa cửa, mộc 
  • Lắp đặt thiết bị kỹ thuật 
  • Lớp phủ bề mặt 
  • Hoàn thành công trình

7. Vệ sinh công trình và bàn giao dự án 

Cuối cùng là giai đoạn vệ sinh công trình để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Ở giai đoạn này, đơn vị thi công sẽ tổng vệ sinh nhà trước khi bàn giao cho chủ đầu tư. Công việc vệ sinh công trình sẽ giúp loại bỏ những phần sơn dư thừa và gọt giũa những phần dư ra để đảm bảo công trình được hoàn thiện, đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ. 

Trên đây là thông tin trình tự thi công nhà cao tầng. Nhìn chung, trình tự thi công xây dựng cần có sự thống nhất giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Đồng thời, phải có kế hoạch và phương án cụ thể để đảm bảo các hạng mục và tiến độ của công trình.