Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới gồm những bước nào? Cần chú ý và chuẩn bị điều gì? Dưới đây, bất động sản ODT sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên và hướng dẫn bạn cách chuyển bàn thờ về nhà mới đúng nghi thức nhất. 

Việt Nam là một nước chú trọng tới tín ngưỡng thờ cúng và mang đậm nét văn hoá Á Đông. Trong một gia đình, phòng thờ là một nơi vô cùng quan trọng nên hầu như mỗi gia đình đều có bàn thờ gia tiên, thờ thần linh, thờ phật... Việc quét dọn, thay đổi hay chuyển bàn thờ từ nhà cũ đến nhà mới không hề đơn giản, cần phải cân nhắc và thực hiện một cách cẩn trọng. Việc chuyển bàn thờ được xem như chuyển nhà của người đã khuất, cũng cần phải xem ngày lành tháng tốt, và thực hiện đúng nghi lễ.

1. Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới 

Thủ tục chuyển bàn thờ về nhà mới 

Việc chuyển bàn thờ từ nhà cũ tới nhà mới sẽ gồm 2 công đoạn, đầu tiên là xử lý bàn thờ tại nhà cũ và dịch chuyển bát hương cùng bàn thờ sang nhà mới. 

1.1. Xử lý bàn thờ tại nhà cũ 

  • Chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành việc chuyển bàn thờ.
  • Chuẩn bị mâm cỗ và các đồ cúng gồm dĩa trái cây ngũ quả, lọ hoa tươi, nhang và đèn cầy, vàng mã, bộ tam sanh (tôm luộc, thịt luộc, trứng luộc), gà luộc hoặc thịt quay (không bắt buộc, tuỳ thuộc vào điều kiện của gia chủ), rượu và trà, đĩa xôi hoặc cháo, trầu cau. 
  • Bày biện lễ thắp hương và khăn cúng bái. Tham khảo văn khấn xin bỏ hay chuyển bàn thờ ông thần tài tại đây
  • Hoá tiền vàng 
  • Sau khi nhang tàn thì bái tạ và lần lượt mang các đồ vật trên bàn thờ xuống 

Đối với vật dụng chuẩn bị để thực hiện việc chuyển đổi bàn thờ cần phải được xử lý cẩn thận, không được vứt bừa bãi linh tinh ở nhiều nơi khác nhau. Bạn có thể giữ bát hương cũ lại dành cho nhà mới hoặc bỏ đi thay mới. Nếu muốn bỏ bát hương cũ, bạn có thể chọn một trong những cách sau đây:

  • Thả bát hương cũ ra sông hồ.
  • Mang bát hương cũ lên chùa gửi.
  • Để bát hương cũ ở gốc cây.
  • Đem bát hương cũ chôn xuống đất.

1.2. Xử lý bàn thờ tại nhà mới 

Việc xử lý bàn thờ tại nhà mới như thế nào sẽ phụ thuộc vào việc bạn có muốn giữ lại bàn thờ và bát hương cũ hay không. 

Trường hợp vẫn dùng bàn thờ và bát hương cũ 

  • Lau sạch bàn thờ và bát hương cũ trước khi mang qua nhà mới 
  • Lắp đặt bàn thờ vào vị trí phù hợp và làm lễ cúng
  • Xem ngày và giờ đẹp để làm lễ nhập trạch 
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ cúng gồm hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, rượu, bia, nước...
  • Mỗi sáng thay nước và thắp hương liên tục trong vòng 100 ngày

Trường hợp dùng bàn thờ cũ nhưng thay bát hương mới 

  • Chôn bát hương cũ xuống đất để tránh ảnh hưởng tới môi trường và mọi người xung quanh
  • Đưa bàn thờ cũ vào nhà mới đúng vị trí 
  • Tiến hành làm lễ nhập trạch 
  • Sau khi làm lễ thì đốt tiền vàng 

Trường hợp thay mới toàn bộ bát hương và bàn thờ 

  • Xử lý bát hương cũ bằng cách chôn xuống đất hoặc lên chùa gửi. 
  • Đốt bàn thờ cũ tại một bãi đất sạch để tránh gây ô nhiễm môi trường 
  • Đặt bàn thờ mới và bát hương mới vào đúng vị trí tại nhà mới. 
  • Làm lễ nhập trạch tương tự với các trường hợp trên. 

2. Những lưu ý khi chuyển bàn thờ về nhà mới 

Những lưu ý khi chuyển bàn thờ về nhà mới 

  • Cần chọn ngày lành tháng tốt để chuyển bàn thờ và bát hương về nhà mới để thuận lợi về mặt phong thuỷ, mọi việc được tiến hành suôn sẻ, thuận lợi.
  • Lễ chuyển bàn thờ về nhà mới cần do người đàn ông trụ cột trong nhà thực hiện. Nếu nhà không có đàn ông thì phụ nữ có thể đứng ra làm lễ.
  • Vị trí đặt bát hương cần đúng thứ tự, tránh nhầm lẫn. Trước khi chuyển bát hương sang nhà mới, bạn có thể dùng bút đánh dấu chúng. 
  • Vị trí bát hương là bất di bất dịch, chỉ khi ngày cuối năm Ông Công Ông Táo mới làm lễ xin phép dọn dẹp vệ sinh bàn thờ.
  • Vị trí đặt bàn thờ mới cần ở nơi sang trọng, sáng sủa, tránh đặt gần nhà vệ sinh hoặc phía dưới nhà vệ sinh. 
  • Việc chuyển dọn bàn thờ cần phải cẩn thận, tránh làm đổ vỡ. 
  • Lời khấn cần nghiêm túc và thành kính.