Có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu đến từ chính sách khiến phân khúc nhà ở xã hội hiện nay đang chìm trong cơn bão tăng giá nhà chung cư tại các đô thị.

tinh-trang-nha-o-xa-hoi-hien-nay-cung-khong-du-cau

Nhà ở xã hội chìm trong “cơn bão” tăng giá nhà chung cư

Hiện nay, mặc dù nhu cầu nhà ở xã hội lớn nhưng nguồn cung nhà ở xã hội tại các đô thị lớn, như Hà Nội, TP.HCM ngày càng khan hiếm. Một số dự án nhà ở xã hội có mức giá lên tới gần 20 triệu đồng/m2, bằng với giá nhà chung cư bình dân khoảng 3 – 4 năm trước đây.

Do việc khan hiếm này, khiến nhiều người muốn mua nhà ở xã hội phải xếp hàng rất lâu, thậm chí phải “đi đêm”. Điều này đã làm mất đi ý nghĩa nhân văn của việc xây dựng các nhà ở xã hội của Đảng và Nhà nước.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng khan hiếm nhà ở xã hội. Trong đó, có việc các doanh nghiệp không chú trọng vào việc xây dựng nhà ở xã hội mà thay vào đó chỉ quan tâm tới việc phát triển các dự án thuộc phân khúc cao cấp. Ngoài ra, thủ tục rối rắm, ít chính sách ưu đãi và lợi nhuận thấp cũng khiến các doanh nghiệp không mặn mà với việc xây dựng các dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh số lượng nhà ở xã hội khan hiếm, nhiều người cũng lo ngại về chất lượng nhà ỏ xã hội hiện nay. Cụ thể, nhà ở xã hội CT1 – A1&A2 Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm cho thấy nhiều dấu hiệu xuống cấp, dột nát khi mới bàn giao vào năm 2018.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, cả nước hiện đã hoàn thành 249 dự án nhà ở xã hội với khoảng 104.200 căn hộ và đang triển khai 264 dự án nhà ở xã hội với khoảng 219.000 căn hộ. Con số này chỉ đạt 42% so với kế hoạch đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020.

Riêng TP.HCM, giai đoạn từ 2016 – 2020, địa bàn đã hoàn thành 23 dự án với khoảng 17.900 căn hộ trong khi nhu cầu của giai đoạn này là 80.000 căn hộ.

Nhận thấy tình trạng khan hiếm nhà ở xã hội hiện này, HOREA đã có văn bản kêu gọi các tập đoàn và doanh nghiệp xem xét tăng tỷ trọng đầu tư vào các phân khúc nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp trên tình thần tự nguyện. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện thuận lợi để kêu gọi doanh nghiệp làm nhà ở xã hội, các địa phương cần có những cơ chế, chính sách, ưu đãi cụ thể về tín dụng, tiền sử dụng đất…

Hiện Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ bố trí khoảng 4.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất cho những người vay mua nhà ở xã hội. Đồng thời, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo các địa phương bố trí quỹ đất, đầu tư hạ tầng và thực hiện một số chính sách ưu đãi để phát triển nhà ở xã hội.