Khi xây dựng và bố trí nhà kho, chủ đầu tư cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn kho chứa hàng nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và an toàn khi lưu trữ hàng hoá. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu những nguyên tắc khi thiết kế khu vực này qua bài viết dưới đây.
Vì sao phải thiết kế kho chứa hàng đúng tiêu chuẩn?
Kho chứa hàng là không gian tổ chức các hoạt động sản xuất, phân phối, sắp xếp, bảo quản, và vận hành các loại hàng hoá. Đây là một khâu quan trọng trong quy trình vận hành của các doanh nghiệp. Do đó, khi thiết kế và xây dựng nhà kho, chủ đầu tư cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn kho chứa hàng.
Việc thiết kế nhà kho đúng tiêu chuẩn, sắp xếp các kệ hàng, thiết bị một cách hợp lý sẽ giúp quá trình tìm kiếm, vận hành hàng hoá trong khó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Qua đó, nhân viên có thể tiết kiệm được thời gian, sức lao động khi mỗi lần phải kiểm tra, sắp xếp hay lấy hàng hoá.
Nếu kho chứa hàng được thiết kế hợp lý, gọn gàng, phân chia từng khu vực, doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa diện tích, không xảy ra tình trạng thiếu chỗ để hàng hay gia tăng chi phí thuê mặt bằng khi cần lưu trữ số lượng hàng hoá lớn.
Đặc biệt, với các doanh nghiệp, việc tuân thủ những tiêu chuẩn kho chứa hàng sẽ giúp tăng quy mô sản xuất hàng hoá mỗi ngày, giúp việc quản lý hàng hoá một cách hiệu quả, đồng thời giảm chi phí thuê thêm kho.
Tiêu chuẩn kho chứa hàng
Xác định mục tiêu của kho hàng
Trước khi bắt tay vào việc thiết kế và xây dựng nhà kho, bạn cần phải xác định mục tiêu cụ thể để thông qua đó, lên kế hoạch một cách chính xác. Cụ thể, một số yếu tố bạn cần chú ý gồm: diện tích nhà kho, kích thước, tỷ lệ kho, phân chia từng kho chứa hàng hoá, cấu trúc kho hàng,...
Vị trí kho chứa hàng
Vị trí kho chứa hàng cũng là một trong những yếu tố bạn cần chú ý khi thiết kế và xây dựng nhà kho.
Kho hàng nên gần với nơi vận chuyển để quá trình lấy hàng, sắp xếp và vận chuyển hàng hoá diễn ra nhanh chóng. Khoảng cách giữa kho hàng và nơi vận chuyển gần còn giúp rút ngắn thời gian phục vụ và tạo ấn tượng tốt với khách hàng.
Bên cạnh đó, vị trí nhà xưởng cũng cần thuận lợi với bên cung ứng. Vì nếu nhà xưởng thiếu nguồn nguyên vật liệu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian giao hàng. Nhờ đó, quá trình hoạt động của kho chứa hàng có thể trở nên thông suất, ít trục trặc.
Không gian nhà kho
Không gian nhà kho cần bố trí, sắp xếp theo từng khu vực một cách hợp lý, gồm: nơi tiếp nhận hàng, nơi bảo quản, nơi đóng gói, nơi gửi hàng,... Ngoài ra, không gian nhà kho cũng được phân chia theo đặc tính của từng loại hàng hoá để quy trình vận hành kho trở nên thông thuận, linh hoạt hơn. Đối với loại hàng hoá có tính chất mùa vụ, bạn cần có hướng điều chỉnh và sắp xếp diện tích phù hợp tránh trường hợp dư thừa hay thiếu không gian lưu trữ.
Không thiết kế các khu vực lưu trữ hàng hoá chồng chéo, nhằm tránh ảnh hưởng tới việc xuất, nhập và di chuyển hàng hoà.
Kích thước các kệ hàng phải phù hợp với tải trọng, số lượng hàng hoá cần lưu trữ mỗi ngày. Trong khu vực sản xuất hàng hoá, khoảng cách và quy trình từ khu cung cấp nguồn nguyên liệu tới khu hoàn thành sản phẩm phải đảm bảo thiết kế một chiều thông suất.
Các kho lưu trữ, bảo quản hàng hoá cần đảm bảo các yếu tố về an toàn, tránh trường hợp hỏng hóc, gặp sự cố không mong muốn.
Kết cấu kiến trúc thiết kế kho hàng
Kết cấu, kiến trúc kho chứa hàng phải đảm bảo yếu tố bền chắc, vững chãi, chứa được hàng hoá số lượng lớn mà không để xảy ra tình trạng hỏng hóc, sự cố.
- Trần nhà: Sử dụng chất liệu chống thấm, bền đẹp, không bị rạn nứt, tránh tình trạng hàng hoá ẩm mốc
- Cửa ra vào: Bạn nên lựa chọn hệ thống cửa tự động đóng mở
- Sàn nhà: Sử dụng chất liệu gạch chống trơn trượt, có độ ma sát cao, dễ cọ rửa và thoát nước hiệu quả
- Tường, góc tường nhà: Sử dụng chất liệu sơn có khả năng chống thấm, dễ vệ sinh
Phương pháp FAST trong tiêu chuẩn kho chứa hàng
Ngoài các tiêu chuẩn kho chứa hàng kể trên, khi thiết kế mặt bằng nhà kho, chủ doanh nghiệp có áp dụng phương pháp FAST:
- F - Flow (dòng chảy): Quá trình di chuyển hàng hoá, xuất, nhập kho diễn ra một cách thuận lợi, không bị gián đoạn
- A - Accessibility (Khả năng tiếp cận): Hàng hoá và công cụ trong kho dễ tiếp cận, dễ lấy và dễ sử dụng
- S - Space (Không gian): Không gian được thiết kế tối ưu, giúp hoạt động trong kho được thông suốt, ít gặp trục trặc.
- T: Throughput (Thông lượng): Là quá trình tương tác giữa các loại hàng hoá và không gian trong kho. Vì vậy, độ cao kho hàng và độ rộng hành lang phải được thiết kế một cách hợp lý.
Những lưu ý khi thiết kế kho hàng
- Đặc thù sản phẩm: Các sản phẩm hàng hoá có đa dạng mẫu mã, đủ chủng loại, được phân chia theo từng khu vực kho tương ứng.
- Bố trí mặt bằng trong thiết kế kho hàng: Mặt bằng kho chứa hàng có diện tích tương ứng với số lượng hàng hoá cần lưu trữ mỗi ngày.
- Trang bị đầy đủ các hệ thống theo quy định: Thiết bị sản xuất gồm hệ thống ánh sáng, cấp nước; hệ thống chống cháy, phòng cháy; hệ thống xử lý khí thải chất thải,...
- Bố trí các lối đi giữa các kệ kho hàng: Diện tích đủ rộng, không gây cản trở, ảnh hưởng tới quy trình vận hành. Gồm lối đi chéo hình chữ V dành cho quá trình quản lý, kiểm kê và bốc dỡ hàng hoá; Lối đi chính giữa dành cho không gian kho chứa có diện nhỏ; Lối đi chéo nhau 90 độ giúp quá trình sắp xếp, di chuyển và tháo dỡ hàng hoá được dễ dàng
- Thiết kế hệ thống giá kệ phù hợp với quy mô và số lượng hàng hoá. Cụ thể, kệ chữ V lỗ đa năng phù hợp với những kho có số lượng hàng hoá ít, trọng tải mỗi kệ tầm 50 - 100kg/tầng kệ. Thiết kế kệ trung tải phù hợp với nhà kho có quy mô trung bình vừa, tải trọng lưu trữ mỗi ngày khoảng 200 - 700 kg/tầng. Kệ Selective, Drive in, kệ tay đỡ, kệ khuôn, Double Deep, kệ con lăn,... có thể lưu trữ lượng hàng hoá lớn, nặng, phù hợp với các kho hàng công nghiệp nặng, mỗi tầng kệ chứa khoảng 500kg trở lên.
Trên đây là những tiêu chuẩn kho chứa hàng chủ đầu tư và chủ doanh nghiệp cần phải lưu ý khi thiết kế và xây dựng kho hàng để đảm bảo quá trình lưu trữ hàng hoá an toàn và di chuyển hàng hoá thuận lợi, giúp tăng năng suất hoạt động. Hi vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và chi tiết nhất.