Khi thi công xây dựng và thiết kế nhà cao tầng, các đơn vị thi công cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng sử dụng, tiện ích và độ an toàn. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng đúng quy định. 

Nhà cao tầng và đặc điểm trong thiết kế nhà cao tầng 

thiết kế nhà cao tầng

Nhà cao tầng là nhà được thiết kế và xây dựng dưới dạng nhiều tầng. Đây cũng là mẫu nhà phổ biến tại các thành phố lớn, trong các khu đô thị bởi nó mang lại sự tiện nghi, hiện đại, tiết kiệm diện tích khi chỉ cần xây dựng trên một mảnh đất nhỏ. 

Tuy nhiên, với chiều cao lớn, việc xây dựng nhà cao tầng cũng dễ xảy ra những vấn đề phức tạp. Do đó, khi xây dựng nhà cao tầng, nhà đầu tư và chủ sở hữu cần thống nhất với nhau những yếu tố sau để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình. Cụ thể: 

  • Đảm bảo các yếu tố liên quan đến kết cấu và cấu trúc của ngôi nhà gồm chiều cao mỗi tầng, mặt bằng nhà cao tầng, tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, tổ hợp tải trọng nhà cao tầng, và kết cấu nhà cao tầng. 
  • Tuân thủ các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ trong mọi trường hợp khẩn cấp.
  • Thống nhất với chủ đầu tư và đơn vị thi công về kết cấu, kiểu dáng và thiết kế nhà ở mình mong muốn.

Quy định về thiết kế nhà cao tầng trong khu đô thị 

Việc thiết kế nhà cao tầng trong các khu đô thị cần đảm bảo những quy định chung bắt buộc dưới đây:

  • Đảm bảo thiết kế và kiến trúc bền vững, an toàn, phù hợp với nhu cầu sử dụng. Đảm bảo mỹ quan đô thị và điều kiện tự nhiên, xã hội. 
  • Quy mô căn hộ đa dạng, thuận tiện sử dụng và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. 
  • Đảm bảo tiện ích và dịch vụ khác như: viễn thông, điện thoại, cáp truyền hình, hệ thống điều hoà không khí. 
  • Đảm bảo kết cấu hạ tầng bền vững, dự trù tác động tự nhiên như động đất, gió bão. 
  • Đảm bảo điều kiện an ninh xã hội, chống cháy nổ. 
  • Đảm bảo an toàn, chống nước, cách nhiệt, cách âm của công trình.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới nhất 

thiết kế nhà cao tầng

Dưới đây là tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng cho từng bộ phận để đảm bảo chất lượng công trình nhà ở và tính an toàn trong quá trình sử dụng. 

Thiết kế tầng hầm để xe 

  • Diện tích tầng hầm để xe cần đảm bảo 20m2/100m2 diện tích sử dụng căn hộ, đối với nhà cao tầng thương mại và 12m2/100m2 diện tích sử dụng căn hộ đối với nhà ở xã hội. 
  • Chiều cao tối thiểu của tầng hầm phải đạt 2,2m, thiết kế 2 lối ra có kích thước tối thiểu 0,9mx1,2m, thông ra đường chính. 
  • Lối xuống tầng hầm có độ dốc tối thiểu 14% chiều sâu, độ dốc thẳng và độ dốc cong là 17%.
  • Nền và vách hầm đổ bê tông cốt thép, dày 20cm. 
  • Tầng hầm toà nhà phải có hệ thống thông gió và có thang máy xuống.

Thiết kế thang thoát hiểm nhà cao tầng 

Nhà cao tầng bắt buộc phải có lối thoát hiểm để giúp người dân di chuyển trong những trường hợp khẩn cấp và xảy ra sự cố. Trong đó, các cửa phòng của các tầng phải có lối thoát hiểm dẫn đến lối đi, hành lang có lối ra ngoài trực tiếp, hoặc dẫn đến sảnh trước của toà nhà. 

Đường thoát hiểm dẫn đến lối thoát hiểm của toà nhà phải đủ rộng, thuận lợi và an toàn để di chuyển trong một thời gian nhất định. Lối thoát nạn dẫn đến lối thoát hiểm trực tiếp ra ngoài toà nhà, được phép đặt thông qua ngăn cửa đệm, có ký hiệu đường dẫn lối rõ ràng. Mỗi toà nhà phải có ít nhất 2 lối thoát nạn được bố trí rải rác ở nhiều nơi. 

Thiết kế lan can nhà cao tầng 

  • Vị trí tiếp xúc với bên ngoài của nhà cao tầng bắt buộc phải có lan can.
  • Chiều cao tối thiểu của lan can ở các khu nhà chung cư nhà ở công cộng là 1,4m.
  • Khe hở lan can của các công trình nhà cao tầng có trẻ em phải nhỏ hơn quả cầu có đường kính 100mm.
  • Lan can cần được làm bằng các loại vật liệu kiên cố, có khả năng chịu lực tốt. Với những lan can làm bằng kính, cần lựa chọn vật liệu kính cường lực để đảm bảo tính thẩm mỹ và sự an toàn.

Đối với những căn nhà cao từ 9 tầng trở lên thì chiều cao lan can sẽ có sự điều chỉnh. 

Tiêu chuẩn thiết kế cửa sổ nhà cao tầng

Cửa sổ của nhà cao tầng có tác dụng chắn mưa, chắn gió... Do đó, đối với thiết kế cửa sổ, chủ đầu tư và đơn vị thi công cần lựa chọn những vật liệu kiên cố, chịu được nhiệt và áp suất cao. 

Ngoài ra, khi thiết kế cửa sổ nhà cao tầng, bạn cũng cần phải chú ý tới yếu tố phong thuỷ. Bởi theo quan điểm của người Á Đông, phong thuỷ có ảnh hưởng nhiều đến vận mệnh của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Một ngôi nhà được đánh giá cao khi có cửa sổ kích thước tốt, hợp phong thuỷ, đem lại sự thịnh vượng và thành công cho gia chủ. 

Trên thị trường hiện nay, có hai loại cửa sổ là cửa sổ 2 cánh và cửa sổ 4 cánh. Tuỳ theo tính thẩm mỹ và nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại cửa sổ phù hợp. 

Tiêu chuẩn thiết kế thang máy nhà cao tầng 

Đối với thiết kế thang máy, cần tối ưu hoá chức năng, đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng. Kích thước, trọng tải đối với thang máy trong các toà nhà trên 10 tầng là: kích thước cabin 1400 - 1300mm, trọng tải tối thiểu với thang chở người là 900kg, trọng tải tối thiểu với thang chở hàng là 1500kg. Vị trí thang máy gần lối ra vào toà nhà, cách xa các phòng chính. 

Thiết kế cung cấp điện cho toà nhà cao tầng 

Khi thiết kế nhà cao tầng, hệ thống cung cấp điện cần đảm bảo đầy đủ điện năng cung cấp cho mỗi căn hộ. Chất lượng điện năng cũng phải đạt yêu cầu sử dụng tối thiểu, với độ dao động và độ lệch điện áp thấp nhất ở trong phạm vi cho phép. 

Thiết kế mạng lưới điện năng, thiết bị cung cấp điện phải an toàn, dễ sử dụng, dễ sửa chữa và bảo dưỡng. Hạn chế thấp nhất chi phí vận hành hàng năm của toà nhà. 

Thiết kế cấp thoát nước nhà cao tầng

Trong thiết kế nhà cao tầng, hệ thống cấp thoát nước cũng cần đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định, gồm có:

  • Đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt 200 - 300 lít/người/ngày đêm. 
  • Đảm bảo cung cấp nước chữa cháy 2,5 lít/giây/cột. Mỗi toà nhà có 2 cột nước chữa cháy. 
  • Hệ thống cung cấp nước cần đảm bảo lưu lượng nước, áp lực nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước liên tục của cư dân. 
  • Mạng lưới phân phối đường ống cấp nước đặt ở tầng hầm và tầng kỹ thuật, tách biệt với đường ống thông hơi, thông gió. 

Thiết kế chống sét cho toà nhà cao tầng

Khi thiết kế nhà cao tầng, đơn vị thi công cũng cần quan tâm đến hệ thống chống sét của toà nhà. Cụ thể, hệ thống chống sét cần đạt tiêu chuẩn về chất lượng để đảm bảo an toàn cho con người và công trình trong những lúc thời tiết bất lợi, trời mưa bão. 

Bên cạnh đó, nhà cao tầng cần có giải pháp chống sét đánh trực diện vào toà nhà. Cần trang bị hệ thống chống cảm ứng tĩnh điện, cảm ứng điện từ để tránh sét tạo ra nguồn điện cao áp lan truyền trong toà nhà thông qua các đường dây cấp điện hạ áp. 

Thiết kế phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng 

Khi thiết kế nhà cao tầng, đơn vị thi công bắt buộc phải trang bị cho công trình hệ thống phòng cháy chứa cháy theo quy định, quy chuẩn nhất định. Cụ thể, thi công xây dựng nhà cao tầng phải có sức chịu lửa bậc I. Ngoài ra, lối thoát hiểm phải thông thoáng, đảm bảo khoảng cách an toàn, tiếp giáp trực tiếp với bên ngoài. Hệ thống báo cháy, đầu báo khói, báo nhiệt được phân bố ở những khu vực khác nhau trong toà nhà. 

Tiêu chuẩn kết cấu nhà cao tầng 

Kết cấu toà nhà cũng là một trong những yếu tố cần chú trọng khi thiết kế nhà cao tầng vì nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Về kết cấu và hạ tầng, nhà cao tầng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Nhà cao tầng thiết kế đa dạng về công năng và đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Đảm bảo phong thuỷ, thiết kế nội thất khoa học. 
  • Nhà cao tầng cần thông thoáng, tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên. 
  • Móng nhà được xây kiên cố, chịu được tải trọng lớn của các tầng nhà, hạn chế việc xuống cấp sau một thời gian sử dụng. 
  • Thiết kế toà nhà phải đảm bảo an toàn, chống ồn, cấp thoát nước tốt, tiếp cận được với các tiện ích ngoại khu.

Những lưu ý khi thiết kế nhà cao tầng để đảm bảo không gian sống lý tưởng

thiết kế nhà cao tầng

Ngoài những tiêu chuẩn trên, thiết kế nhà cao tầng cần chú ý những điều sau để công trình được hoàn thiện, mang lại cho cư dân một không gian sống ấm cúng, lý tưởng. 

Đảm bảo an toàn khi thi công và công năng sử dụng 

Xây dựng, thiết kế nhà cao tầng cần đảm bảo an toàn khi thi công. Công trình cần đảm bảo các chức năng, công năng sử dụng. Chủ đầu tư và đơn vị thi công có trách nhiệm theo dõi sát sao chất lượng và tiến độ công trình để có những điều chỉnh hợp lý.

Không gian sảnh chính, sảnh tầng, phòng đa năng 

Sảnh chính của toà nhà thường được xây dựng ở tầng trệt với các tiện ích, chức năng cộng đồng cần thiết như khu vực đợi, phòng bảo vệ, hòm thư gia đình,... Không gian sảnh tầng của toà nhà cao tầng có diện tích tối thiểu là 9m2. Thiết kế hệ thống chùi sáng phù hợp, đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày. Phòng đa năng bố trí ở tầng trệt, trên mái nhà hoặc tầng phục vụ công cộng với diện tích tối thiểu là 36m2. 

Không gian chức năng phòng quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật 

Phòng kỹ thuật là phòng dành riêng cho nhân viên quản lý toà nhà, bảo vệ, giữ xe, nhân viên kỹ thuật. Nhà cao tầng bắt buộc phải có một phòng kỹ thuật với diện tích dao động từ 5 - 6m2/người. 

Không gian chức năng phục vụ cộng đồng 

Không gian chức năng phục vụ cộng đồng của toà nhà là nơi cung cấp các dịch vụ cộng đồng, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng, khu vực để xe chung,... Khu vực chức năng phục vụ cộng đồng bố trí ở các tầng của toà nhà, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và đảm bảo an toàn sử dụng và vệ sinh môi trường. 

Không gian chức năng của căn hộ trong nhà cao tầng 

Các căn hộ trong một toà nhà cao tầng cần có diện tích đa dạng, gồm các phòng có chức năng khác nhau, đáp ứng nhu cầu và mục đích sử dụng của cư dân. Các phòng căn hộ cần đảm bảo bố cục, cấu trúc của công trình, đảm bảo vệ sinh, an toàn, riêng tư, với không gian thông thoáng. 

Thiết kế mái nhà 

Mái nhà cao tầng cần được làm từ các vật liệu chống nước, chống nhiệt, cách nhiệt và chống thấm. Do mái nhà còn được sử dụng để lắp đặt các hệ thống bảo trì, trung tâm điều hoà, thang máy, bể nước,... nên cần phải chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt. 

Nền và sàn nhà 

Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, nền và sàn nhà phải đảm bảo chất lượng, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ dàng vệ sinh, lau chùi... Vật liệu làm sàn nhà cần đảm bảo chất lượng, không gây hại cho sức khoẻ con người và không gây ô nhiễm môi trường. 

Ống thông hơi, ống thông gió và đường ống đổ rác 

Hệ thống thông gió và hệ thống ống thông hơi của một toà nhà cao tầng cần phải làm tách biệt nhau. Chất liệu làm ống cần đảm bảo chất lượng, không cháy nổ, không biến dạng, không dễ vỡ. 

Đường ống đổ rác được làm từ các chất liệu không cháy, không bám dính, rò rỉ,... Được bố trí ở các khu vực gần cầu thang bộ, thang máy. Buồng đổ rác nằm dưới đường ống rác ở tầng trệt, chiều cao tối thiểu 2,5m, có lối đi riêng. 

Trên đây là những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới nhất mà bạn cần biết. Việc xây dựng, thiết kế nhà cao tầng vốn cần rất nhiều kỹ thuật và cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định cụ thể để tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra.