Thuế xây dựng nhà ở là gì? Gồm những loại nào? Cách tính và thủ tục nộp các loại phí trên như thế nào? Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu những điều cần biết về các khoản thuế phải nộp khi xây dựng nhà ở theo quy định của Pháp luật.

1. Thuế xây dựng nhà ở là gì?

thuế xây dựng nhà ở là gì

Nộp thuế xây dựng nhà ở là trách nhiệm của mỗi công dân.

Thuế xây dựng nhà ở là khoản thuế mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng nhà ở phải nộp cho cơ quan quản lý thuế tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Việc nộp thuế là trách nhiệm và là nghĩa vụ của mỗi công dân. Bất cứ ai có hành vi trốn thuế, không kê đăng ký, kê khai, nộp thuế khi xây dựng sẽ bị coi là vi phạm vào luật thuế xây dựng và chịu sự trừng phạt của pháp luật. 

Bạn cần nộp thuế khi được cấp giấy phép xây dựng để việc xây nhà không bị gián đoạn và được pháp luật bảo vệ quyền lợi. 

2. Đối tượng được miễn thuế khi xây dựng nhà ở 

Theo quy định của pháp luật, việc nộp thuế xây dựng nhà ở là quy định bắt buộc khi xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, theo bộ luật thuế mới được ban hành, một số đối tượng được miễn thuế, thậm chí mức miễn thuế là 100%. Cụ thể là các đối tượng sau đây:

  • Nhà ở của người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945
  • Nhà ở của thượng binh hạng 1/4, 2/4 và bệnh binh 1/3
  • Nhà ở của mẹ Việt Nam anh hùng 
  • Nhà ở của cha mẹ liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ 
  • Nhà ở xã hội, nhà ở công vụ 
  • Nhà ở hộ nghèo
  • Nhà ở của trẻ mồ côi, người khuyết tật

3. Cách tính thuế xây dựng nhà ở

cách tính thuế xây dựng nhà ở

Có nhiều loại thuế xây dựng nhà ở cần phải đóng.

Tuỳ thuộc vào các loại thuế mà có cách tính khác nhau. Cụ thể, các loại thuế phí khi tiến hành xây dựng nhà ở gồm có thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ hoàn công. 

3.1. Thuế môn bài 

Đây là khoản thuế xây dựng nhà ở tư nhân mà các doanh nghiệp phải nộp trực tiếp hàng năm cho cơ quan thuế. Mức thuế này đánh vào doanh thu của năm kinh doanh liền kề hoặc số vốn đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Các đối tượng phải nộp thuế môn bài là tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Mức thu thuế phụ thuộc vào từng địa phương, tuy nhiên mức tính phí được chia thành hai trường hợp cụ thể sau:

  • Dựa vào vật liệu xây dựng được cá nhân, gia đình kê khai 
  • Dựa vào thông tin kê khai của nhà thầu

Theo Thông tư 302/2016/TT-BTC, việc đóng thuế môn bài được xác định như sau:

  • Thu nhập dưới 100 triệu/năm thì được miễn thuế môn bài
  • Thu nhập từ 100 triệu đến 300 triệu/năm thì thuế môn bài cả năm phải đóng là 300.000 đồng
  • Thu nhập từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì thuế môn bài cả năm là 500.000 đồng
  • Thu nhập trên 500 triệu/năm thì thuế môn bài cả năm phải đóng là 1.000.000 đồng

3.2. Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu mà nhà thầu xây dựng phải nộp sau khi hai bên đã hoàn thành việc ký kết các điều khoản trong hợp đồng. Để đảm bảo trách nhiệm và tránh tranh chấp có thể xảy ra, mức thuế này cần phải quy định rõ ràng và minh bạch trong hợp đồng dịch vụ thuê xây dựng nhà ở. 

Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế giá trị gia tăng được tính theo công thức sau:

Thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng 

Trong đó, doanh thu tính thuế giá trị gia tăng bằng đơn giá nhân diện tích hoặc giá toàn bộ công trình được thực hiện trong hơp đồng xây dựng. Tỷ lệ phần trăm tính thuế giá trị gia tăng phụ thuộc vào tính chất của hợp đồng xây dưng: Có cung cấp vật tư xây dựng (tỷ lệ tính thuế 3%) và không cung cấp vật tư xây dựng (tỷ lệ tính thuế 5%).

3.3. Thuế thu nhập cá nhân 

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà người có thu nhập trích ra trong một phần tiền lương hoặc các nguồn thu khác để nộp vào ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng là khoản thuế xây dựng nhà ở phải nộp khi xây nhà. Đối tượng phải nộp thuế là toàn bộ nhân công tham gia vào việc xây dựng. 

Trong trường hợp, hộ gia đình thuê chủ thầu thì chủ thầu sẽ có trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân. Người phải nộp thuế thu nhập cá nhân không được trốn trách hay chối bỏ trách nhiệm. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đối với việc xây dựng nhà ở tư nhân:

Thuế thu nhập cá nhân = doanh thu tính thuế x tỷ lệ thu nhập cá nhân trên doanh thu x tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân (tạm thu 10%)

3.4. Lệ phí trước bạ hoàn công 

Thuế xây dựng nhà ở cuối cùng mà bạn phải nộp là lệ phí trước bạn hoàn công. Các cá nhân có trách nhiệm đóng lệ phí trước bạ hoàn công một cách đầy đủ. Theo nghị định 140/2016, đối tượng phải đóng lệ phí này sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp. 

Cụ thể, nếu chủ nhà và bên thầu thuê khoán toàn bộ thì chủ thầu sẽ phải đóng tất cả khoản thuế trên cùng lệ phí bạ trước. Trong trường hợp bên xây nhà chỉ thuê khoán công nhân hoặc thực hiện chính sách thuê nhà thầu nhưng không có hợp đồng và giấy tờ chứng minh chi phí thuế thì người phải đóng khoản phí này là chủ xây. Tuy nhiên, chủ nhà và bên nhận xây nhà có thể trao đổi với nhau và quyết định ai sẽ là người đóng thuế này theo hợp đồng đã thoả thuận.