Bất động sản ODT sẽ chia sẻ những mẫu hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng kinh doanh mới nhất năm 2021 và những chú ý khi chuyển nhượng một cửa hàng tạp hoá, quần áo, ăn uống...
Hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng là hợp đồng giữa các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu chuyển nhượng, sang nhượng mặt bằng kinh doanh cho các cá nhân, hộ gia đình khác. Đây không chỉ là thủ tục cần thiết mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia, hạn chế những rủi ro, rắc rối có thể xảy ra. Do đó, việc tìm hiểu cách viết hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng sao cho chính xác và đầy đủ nhất là hết sức quan trọng.
1. Hợp đồng chuyển nhương cửa hàng gồm những nội dung gì?
Một hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Đối tượng của hợp đồng: Chuyển nhượng, sang nhượng mặt bằng kinh doanh gì?
- Thông tin chủ thể tham gia hợp đồng
- Chi phí chuyển nhượng cửa hàng
- Giá sang nhượng chi tiết (Cơ sở vật chất, mặt bằng, trang thiết bị)
- Phương thức thanh toán (Chuyển khoản hay dùng tiền mặt)
- Thời gian thanh toán (Thanh toán vào ngày bao nhiêu, chia bao nhiêu đợt, mỗi đợt bao nhiêu phần trăm)
- Thời hạn sang nhượng (thời hạn thực hiện việc sang tên, đổi chủ, bắt đầu kinh doanh)
- Cam kết và trách nhiệm của mỗi bên trong thời hạn thực hiện hợp đồng
- Trong trường hợp xảy ra vi phạm thì giải quyết như thế nào?
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Chữ ký của hai bên và công chứng
2. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng mới nhất năm 2021
3. Một số lưu ý khi sang nhượng cửa hàng
3.1. Kiểm tra giấy tờ và hồ sơ khi sang nhượng cửa hàng kinh doanh
Bạn cần phải đảm bảo rằng việc sang nhượng cửa hàng được thực hiện đúng quy định của pháp luật để tránh những rủi ro không đáng có. Cụ thể, bạn cần phải quan tâm tới những điều dưới đây:
- Chứng thực sự tồn tại của cửa hàng được chuyển nhượng
- Kiểm tra kỹ hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà và người chuyển nhượng
- Thời hạn thuê nhà là bao lâu? Giá thuê có đúng với giá từ chủ cũ hay không?
- Hình thức đăng ký kinh doanh là gì?
3.2. Xác minh chủ thể chuyển nhượng cửa hàng
Khi đi ký kết hợp đồng chuyển nhượng, bạn cần phải biết người bạn sẽ giao dịch là ai. Họ là chủ sở hữu mặt bằng đó hay là người đi thuê. Trong trường hợp, chủ thể sang nhượng cửa hàng là người đi thuê, bạn cần phải thận trọng. Yêu cầu họ cho xem hợp đồng thuê nhà giữa họ và chủ thuê cũ, kiểm tra các thông tin trong hợp đồng để phòng tránh rủi ro.
Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo rằng, chủ sở hữu cửa hàng cho phép người thuê làm hợp đồng chuyển nhượng. Rất nhiều trường hợp không có sự trao đổi trực tiếp với chủ nhà đã dẫn tới những tranh chấp không đáng có.
3.3. Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị của cửa hàng
Khi đi thuê, chuyển nhượng cửa hàng, bên chuyển nhượng sẽ sang toàn bộ các cơ sở vật chất, trang thiết bị lại cho bạn. Do đó, bạn cần phải liệt kê, kiểm tra tình trạng tài sản, trang thiết bị của cửa hàng. Nếu cần, hãy chụp ảnh lại để đối chiếu, so sánh.
3.4. Đọc kỹ hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng
Cuối cùng, bạn đừng quên đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng trước khi ký. Hợp đồng cần liệt kê rõ những mục cần thiết, quyền lợi của mỗi bên, thời gian thanh toán, thời hạn hợp đồng có hiệu lực. Hợp đồng càng chi tiết, cụ thể thì bạn sẽ tránh được những thiệt hại, ảnh hưởng về sau.