Trước khi bán căn nhà và mảnh đất thuộc di sản thừa kế do người bố để lại sau khi mất nhưng không lập di chúc, thì phải làm thủ tục khai nhận thừa kế và sang tên quyền sử dụng đất.

thu-tuc-phan-chia-di-san-thua-ke-khi-ban-nha

Thủ tục khai nhận thừa kế

Trong trường hợp người đứng tên nhà đất mất nhưng không lập di chúc thì di sản cần chia thừa kế theo quy định pháp luật, trong đó ½ mảnh đất và ngôi nhà là di sản thừa kế.

Hàng thừa kế khai nhận thừa kế, thỏa thuận phân chia di sản thống nhất cho người mẹ đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Công chứng các giấy tờ cần thiết của người để lại di sản như: Giấy chứng tử hoặc Trích lục hộ tịch khai tử; Giấy tờ của người thừa kế: Giấy chứng nhặn đăng ký kết hôn; Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân còn giá trị sử dụng; Sổ hộ khẩu. Giấy khai sinh của người để lại di sản hoặc Giấy tờ khác chứng minh quan hệ cha/mẹ với người để lại di sản.

Trước khi công chứng, Công chứng viên sẽ niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản và/hoặc nơi có bất động sản trong thời hạn 15 ngày.

Nếu không có khiếu nại nào, Công chứng viên có thể lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Sau khi những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản và không có ý kiến gì có thể ký vào văn bản đó.

Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất

Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất được làm theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 24//2014/TT-BTNMT. Nộp hồ sơ địa chính gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đơn đăng ký sang tên quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho/Di chúc/văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/văn bản từ chối nhận di sản thừa kế; Giấy chứng tử của bố; chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu bản sao chứng thực tại chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

Sau khi người mẹ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc di sản thừa kế do người bố để lại có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất để chia cho các con.

(Nguồn tổng hợp)