Để thuận tiện trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động đầu tư và phân cấp công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2016/TT-BXD. Vậy những điểm chính của thông tư này là gì? Quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
1. Khái quát về Thông tư 03/2016/TT-BXD
Bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào cũng phải chỉ rõ phạm vi và đối tượng điều chỉnh trước khi thể hiện những quy định chi tiết. Thông tư số 03/2016/TT-BXD cũng không phải ngoại lệ.
Theo đó, Thông tư 03/2016 sẽ hướng dẫn cho việc phân cấp công trình xây dựng. Qua đó, sẽ có quy định chi tiết về quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng. Những đối tượng sẽ chịu phạm vi điều chỉnh gồm:
- Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình;
- Người quản lý, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng công trình;
- Các nhà thầu trong nước và nước ngoài
- Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Vai trò của việc phân cấp công trình
Thông tư 03/2016 được ban hành đã thể hiện vai trò và sự quan tâm của Nhà nước dành cho các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Sự quan tâm này thể hiện trong các điều khoản về việc kiểm định và phân cấp công trình xây dựng một cách chính xác để đảm bảo sự an toàn cả về tính mạng và tài sản của công trình.
Cụ thể hơn, xác định và phân chia nhóm công trình theo Thông tư 03 giúp Nhà nước quản lý chất lượng công trình trong suốt thời gian mà nó được vận hành, khai thác và sử dụng. Đồng thời, tăng tuổi thọ công trình, và bảo đảm việc vận hành an toàn, giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể. Tóm lại, hoạt động phân cấp công trình có những vai trò quan trọng, không thể thay thế như:
- Đảm bảo chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng có đầy đủ năng lực, tiêu chuẩn
- Yêu cầu các công trình phải tuân thủ các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật và có những bước thiết kế phù hợp với từng loại công trình
- Xác định cơ quan chuyên môn có trách nhiệm, thẩm quyền cấp phép và nghiệm thu công trình
- Quản lý hợp đồng xây dựng, chi phí đầu tư
- Giải quyết những vấn đề phát sinh và thẩm quyền giải quyết.
- Quy định thời gian bảo hành, bảo trì công trình và quy trình thực hiện
3. Những quy định nổi bật trong Thông tư 03/2016/TT-BXD
Dù chỉ có 5 điều và 3 phụ lục nhưng Thông tư 03/2016/TT-BXD lại chứa nhiều nội dung quan trọng. Sau đây là những quy định nổi bật và đáng chú ý:
3.1. Phân loại công trình xây dựng
Theo Phụ lục 1, Thông tư 03/2016, có 6 nhóm mục đích xây dựng, bao gồm:
- Công trình dân dụng
- Công trình công nghiệp
- Công trình hạ tầng kỹ thuật
- Công trình giao thông
- Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trong đó, mỗi một nhóm lại được phân loại thành nhiều công trình khác. Cụ thể như sau:
3.1.1. Phân loại công trình dân dụng
Theo mục đích sử dụng và công năng, công trình dân dụng được chia thành các loại sau:
- Công trình giáo dục, đào tạo
- Công trình y tế
- Công trình thể thao
- Công trình văn hóa
- Công trình tôn giáo
- Trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Chợ
3.1.2. Phân loại công trình công nghiệp
Có các loại công trình công nghiệp sau
- Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng
- Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo
- Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
- Công trình dầu khí
- Công trình năng lượng
- Công trình hóa chất
- Công trình công nghiệp nhẹ (Thực phẩm, tiêu dùng, chế biến nông, thủy hải sản)
3.1.3. Phân loại công trình hạ tầng kỹ thuật
- Công trình cấp nước
- Công trình thoát nước
- Công trình xử lý chất thải rắn
- Công viên cây xanh
- Nghĩa trang
- Nhà tang lễ
- Cơ sở hỏa táng
- Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị
3.1.4. Phân loại công trình giao thông
Tương ứng với 7 loại hình giao thông, công trình giao thông sẽ được chia thành 7 loại sau:
- Công trình đường bộ
- Công trình đường sắt
- Công trình cầu
- Công trình hầm
- Công trình đường thủy nội địa
- Công trình hàng hải
- Công trình hàng không
3.1.5. Phân loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Công trình thủy lợi: Công trình cấp nước hoặc tiêu thoát, Hồ chứa nước
- Công trình đê điều: Chi tiết theo Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007
Thực tế, phụ lục 01, Thông tư 03/2016 quy định rất chi tiết về từng loại công trình, từng mục đích sử dụng cụ thể. Cùng với đó là những quy định về cách thức phân loại. Để hiểu rõ hơn, bạn đọc có thể tham khảo những nội dung tiếp theo đây.
3.2. Phân cấp công trình xây dựng
Các công trình xây dựng sẽ được phân cấp theo 2 tiêu chí và 3 căn cứ
Hai tiêu chí gồm:
- Thứ nhất, theo quy mô công suất và tầm quan trọng của công trình. Tiêu chí này được áp dụng với những công trình, tổ hợp công trình, dây chuyền công nghệ theo phụ lục 01 của Thông tư 03/2016/TT-BXD
- Thứ hai, theo quy mô kết cấu: Áp dụng với những công trình thuộc dự án đầu tư theo phụ lục 02 của Thông tư 03
Theo căn cứ như sau:
- Mức độ an toàn của công trình đối với người và tài sản
- Khả năng chịu tác động vật lý, sinh học, hóa học cũng như ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến độ bền và tuổi thọ công trình.
- Khả năng chống chịu và tính an toàn của công trình khi gặp sự cố.
- Độ an toàn của công trình khi gặp hỏa hoạn, cấp bậc chịu lửa
Sau khi đánh giá những điều trên, một công trình xây dựng sẽ được phân thành 5 cấp theo thời hạn sử dụng. Cụ thể:
- Công trình cấp đặc biệt và cấp I: Có thời hạn sử dụng trên 100 năm
- Công trình cấp II: Thời hạn từ 50 đến dưới 100 năm
- Công trình cấp III: Thời hạn từ 20 đến dưới 50 năm
- Công trình cấp IV: Thời hạn dưới 20 năm.
Lưu ý: Do tính chất đặc thù của ngành quốc phòng và an ninh nên danh mục các công trình và phân cấp sẽ không chịu ràng buộc của Thông tư này mà do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chịu trách nhiệm quy định.
Tuy là thông tư có ít điều khoản nhưng không thể phủ nhận tính quan trọng và ý nghĩa lo lớn mà Thông 03/2016 đem lại. Nếu là một người hoạt động trong lĩnh vực thì cần nắm rõ những quy định của thông tư này. Bất động sản ODT cũng có nhiều thông tin liên quan khác về đất đai, nhà ở, phong thủy…