Bạn đang cần mẫu hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, tuy nhiên bạn chưa hiểu về nội dung, các điều khoản và lưu ý trong văn bản này. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu những điều cần biết khi làm hợp đồng mượn nhà làm văn phòng.
1. Hợp đồng mượn nhà làm văn phòng gồm những nội dung gì?
1.1. Đối tượng hợp đồng
Nội dung đầu tiên trong hợp đồng mượn nhà làm văn phòng mà bạn cần lưu ý chính là đối tượng của hợp đồng, chính là toàn bộ căn nhà thuộc quyền sử hữu của người cho mượn. Cụ thể, bạn cần phải biết địa chỉ của ngôi nhà, đặc điểm, diện tích, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số bao nhiêu được cấp ngày nào.
1.2. Các bên trong hợp đồng
Bên cho thuê/mượn nhà (chủ sở hữu ngôi nhà) và bên thuê/mượn nhà (chủ đầu tư tìm địa điểm thuê nhà) cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, cần phải có chữ ký xác thực của mỗi bên. Các điều khoản trong hợp đồng càng ghi rõ thì càng có lợi cho các bên, giảm rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra.
1.3. Các mốc thời gian
Các bên tham gia hợp đồng cần ghi rõ các mốc thời gian cụ thể nhằm tránh những mâu thuẫn trong quá trình thuê/mượn nhà. Cụ thể, nội dung trong hợp đồng cần bao gồm:
- Thời điểm bàn giao nhà.
- Thời gian cần báo trước khi muốn chấm dứt hợp đồng
Trong đó, thời gian báo trước khi muốn chấm dứt hợp đồng thường là 1 tháng để bên thuê nhà có kế hoạch chuẩn bị. Bên cho thuê có trách nhiệm bàn giao nhà đúng thời hạn ghi trong hợp đồng.
1.4. Mục đích cho mượn nhà
Bên cho thuê cần biết mục đích thuê nhà của chủ đầu tư. Bên mượn nhà có trách nhiệm sử dụng nhà đúng mục đích được ghi trong hợp đồng. Nếu có bất cứ sai phạm nào xảy ra, bên đi thuê sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
1.5. Điều khoản cho phép thay đổi hoặc chấm dứt thời gian mượn nhà
Việc sửa đổi, huỷ bỏ hoặc bổ sung hợp đồng cần được lập thành một văn bản riêng và có công chứng để đảm bảo về giá trị và quyền hợp pháp. Hợp đồng sau khi được ký kết sẽ được in thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản để tránh vấn đề tranh chấp.
2. Một số lưu ý trong hợp đồng mượn nhà làm văn phòng
Khi làm hợp đồng mượn nhà làm văn phòng, bạn cần chú ý những điều dưới đây để hạn chế rủi ro:
- Ghi rõ cụ thể và chi tiết đặc điểm của ngôi nhà như diện tích, loại nhà, số tầng, tài sản, trang thiết bị... Nếu có nhiều đặc điểm, hai bên có thể kèm phụ lục trong hợp đồng.
- Tham khảo quy định của Bộ luật dân sự (Điều 494 đến điều 499) để hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của hai bên.
- Nêu rõ trách nhiệm của hai bên, kể cả việc bảo dưỡng và sửa chữa tài sản.
- Đo đạc lại và so sánh số liệu trong hợp đồng xem đã chính xác hay chưa.
- Ghi chi tiết quyền lợi của bên mượn nhà để tránh tranh chấp.
- Báo trước với bên còn lại trước tháng nếu muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng.
3. Mẫu hợp đồng mượn nhà làm trụ sở, công ty