Mẫu hợp đồng ký gửi nhà đất là văn bản cần thiết trong các giao dịch cho thuê, mua bán nhà đất qua bên trung gian. Nội dung của nó gồm những gì? Những lưu ý khi viết? Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
1. Hợp đồng ký gửi nhà đất là gì?
Ký gửi nhà đất là hình thức chủ sở hữu là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp muốn cho thuê hoặc bán bất động sản thông qua bên trung gian. Bên trung gian chính là bên nhận ký gửi nhà đất và chịu trách nhiệm cho thuê hoặc bán bất động sản. Sau khi hợp đồng mua bán được hoàn thành, bên trung gian môi giới sẽ nhận được hoa hồng hoặc mức phí thù lao theo phần trăm giá trị hợp đồng.
Mẫu hợp đồng ký gửi nhà đất là văn bản hay hợp đồng dân sự bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia ký gửi nhà đất, thoả thuận về quyền định đoạt và sở hữu tạm thời bất động sản. Hợp đồng ký gửi có thể giúp chủ sở hữu nhà đất nhanh chóng tìm được khách hàng. Ngoài ra, nó còn giúp người có nhu cầu thuê hay mua bất động sản tìm được sản phẩm phù hợp. Để đảm bảo về mặt giá trị và hiệu lực, nội dung trong bản hợp đồng ký gửi nhà đất cần tuân theo các quy định của luật dân sự, đất đai, nhà ở.
2. Điều kiện nhận ký gửi nhà đất
Nhiều người lo ngại rằng việc ký gửi nhà đất tồn tại nhiều rủi ro, bất trắc. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn gặp phải những trung tâm môi giới lừa đảo, thiếu kinh nghiệm và không uy tín. Do đó, trước khi làm hợp đồng ký gửi nhà đất, bạn cần phải tìm hiểu về trung tâm môi giới đó và những điều kiện cần thiết để mở văn phòng nhận ký gửi nhà đất nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể, tổ chức, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ ký gửi nhà đất cần phải được thành lập hợp pháp và có đăng ký kinh doanh ngành nghề thực hiện dịch vụ môi giới bất động san, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.
Theo Điều 62 Luật kinh doanh bất động sản, trung tâm môi giới bất động sản cần phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Nếu là doanh nghiệp thì phải có ít nhất hai người có chứng chỉ. Nếu là cá nhân thì phải có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập và có chứng chỉ hành nghề, đăng ký nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, để đảm bảo các giao dịch mua bán nhà đất của bạn diễn ra suôn sẻ, hãy đảm bảo rằng bên trung gian thực hiện theo đúng thoả thuận như trong hợp đồng như thời gian mua bán, giá trị bất động sản và mức hoa hồng. Mọi quy trình ký gửi và giao dịch mua bán bất động sản cần thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Luật ký gửi nhà đất quy định gì trong hợp đồng?
Mẫu hợp đồng ký gửi nhà đất cần tuân theo những quy định, quy chế của nhà nước đặt ra. Cụ thể, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.
3.1. Nội dung hợp đồng ký gửi nhà đất
Theo Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng ký gửi nhà đất phải bao gồm các nội dung dưới đây:
- Ngày tháng làm hợp đồng
- Tên hợp đồng
- Số hiệu hợp đồng
- Thông tin bên nhận ký gửi (Bên A) gồm tên đơn vị/công ty/doanh nghiệp; địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại, tên người đại diện, chức vụ.
- Thông tin bên ký gửi (Bên B) gồm tên, năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ.
- Đối tượng hợp đồng: Loại bất động sản, địa chỉ, thửa đất số, tờ bản đồ số, diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, hiện trạng, mô tả chi tiết, mục đích ký gửi.
- Thời hạn hợp đồng: Ngày ký kết hợp đồng, ngày kết thúc hợp đồng, tổng thời gian thực hiện hợp đồng, giá trị ký gửi.
- Chi phí, phương thức thanh toán: Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản, số lần thanh toán, tài khoản ngân hàng.
- Quyền và nghĩa vụ bên A.
- Quyền và nghĩa vụ bên B.
- Các điều khoản khác: Điều khoản chấm dứt hợp đồng, điều khoản về hình phát khi vi phạm hợp đồng, điều khoản giải quyết tranh chấp, điều khoản bổ sung.
Các điều khoản, quy định trong hợp đồng cần được liệt kê chi tiết, cụ thể để tránh tranh chấp.
3.2. Hình thức hợp đồng ký gửi nhà đất
Việc thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất cần phải được lập thành văn bản, và tuân theo Luật kinh doanh bất động sản hiện hành. Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, hợp đồng ký gửi nhà đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng, chứng thực tuỳ thuộc vào nguyện vọng của các bên.
3.3. Quy định về đối tượng hợp đồng ký gửi nhà đất
Đối tượng của hợp đồng ký gửi nhà đất cũng chính là đối tượng trong hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê nhà đất. Do đó, đối tượng này cần tuân theo các quy định của pháp luật để được chuyển nhượng và cho thuê. Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai, các quy định đó như sau:
- Nhà đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Đất sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất, không nằm trong quy hoạch sử dụng đất.
4. Tải mẫu hợp đồng ký gửi nhà đất
5. Một số lưu ý khác
Khi soạn thảo mẫu hợp đồng ký gửi nhà đất, bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:
- Thông tin trong hợp đồng được ghi một cách đầy đủ và chính xác.
- Các thoả thuận về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng như đặc điểm tài sản, giá trị, thời hạn giao dịch... cần rõ ràng và cụ thể.
- Nội dung trong hợp đồng không vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội.
- Không ký gửi nhà đất không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của mình.
- Ghi rõ hình thức xử lý, phí phạt, cách giải quyết... khi một bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng.