Đặc điểm chung của nhà phố từ trước đến nay là kích thước mặt tiền khá lớn. Vì vậy nó rất thích hợp cho mục đích buôn bán, kinh doanh. Tuy nhiên, để thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu những bản thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh ấn tượng nhất hiện nay.

Top 20+ mẫu thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán  đẹp lung linh

1. Tại sao nhà ở kết hợp kinh doanh được yêu thích?

Nền kinh tế thị trường phát triển đa dạng kéo theo thúc đẩy nhu cầu kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ. Vậy thì tại sao mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh lại được nhiều người yêu thích, vượt qua nhiều loại hình nhà đất khác. Đó là vì:

Yếu tố vị trí: Trước tiên những ngôi nhà có thể kinh doanh thường được xây tại vị trí đắc địa như mặt tiền, giao lộ ngã ba, gần các ngã tư… Kéo theo đó là lượng khách đi qua đi lại nhiều. Đồng thời, đây cũng là vị trí khách hàng dễ tìm thấy và chủ nhà thuận tiện di chuyển

Yếu tố nội thất: Nội thất của nhà ở kết hợp kinh doanh có phong cách hiện đại nhưng hướng đến sự đơn giản. Do đó, không gian sống lẫn như kinh doanh giữ được tính thẩm mĩ và thu hút. Đặc biệt, chi phí đầu tư chung bao giờ cũng rẻ hơn nhiều nếu tách ra xây dựng riêng.

Yếu tố ngoại thất: Sở hữu vị trí đẹp nên nhà ở kết hợp kinh doanh  rất chú trọng đến diện mạo bên ngoài. Phần lớn chủ nhà sẽ lựa chọn thiết kế đơn giản nhưng hút mắt để phù hợp với nhiều người thuê.

Phong cách thiết kế: Linh hoạt theo tùy vào sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Đặc biệt, người thuê không phải chịu ảnh hưởng về yêu cầu từ phía chủ mặt bằng.

Mục đích sử dụng riêng: Nói là kết hợp nhưng thực chất không gian sinh hoạt và kinh doanh sẽ tách biệt nhau. Thường thì nơi ở sẽ nằm phía sau hoặc tầng lầu còn mặt bằng kinh doanh nằm ở tầng dưới hoặc mặt trước.

2. Những thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán thịnh hành

Bắt kịp cùng với nhu cầu thuê mặt bằng, các loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh ngày càng mở rộng và đa dạng kiểu dáng. Mọi người giờ đây không chỉ bắt gặp loại hình này ở đô thị mà còn thấy ở những vùng nông thôn đang hiện đại hóa.

2.1. Nhà ở kết hợp kinh doanh cho thuê văn phòng

Hình

Nhà ở kết hợp kinh doanh cho thuê văn phòng

Đây là một mẫu thiết kế phổ biến ở khu trung tâm, những thành phố lớn. Loại hình kết hợp văn phòng thường có mức giá rẻ, trang bị đầy đủ tiện ích như ở nhà (nấu ăn, bồn rửa, phòng tắm…)

Bên cạnh đó, những căn nhà nhiều tầng còn có thể cho nhiều đơn vị thuê khác nhau. Mặt bằng tầng, giữa các tầng được phân chia rõ ràng. Nhưng có một nhược điểm với mô hình này là không gian trông giữ xe hạn hẹp. Nếu lượng nhân viên quá lớn thì phải tìm kiếm nơi đậu xe.

2.2. Nhà ở kết hợp kinh doanh quán cà phê

Nhà ở kết hợp kinh doanh quán cà phê

Kinh doanh quán cà phê đang được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các bạn trẻ muốn khởi nghiệp. Khách hàng quán cà phê hiện nay thích ngồi bên ngoài để không gian thoáng mát. Vì vậy các mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh quán cần có sân vườn rộng. Bên trong làm nơi pha chế, quầy thu ngân và một vài bàn phục vụ khách thích riêng tư.

Khu vực vệ sinh của quán nên nằm tách biệt để tạo sự thoải mái cho nhân viên, khách hàng lẫn người cho thuê. Nhà ở kết hợp kinh doanh quán cà phê tốt nhất là có không gian mở, có chỗ để xe rộng rãi thì mới giữ chân được khách cũ và thu hút thêm nhiều khách mới.

2.3. Nhà ở kết hợp kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Nhà ở kết hợp kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Nhà phố kết hợp làm nhà hàng, quán ăn đã quá phổ biến. Các ngôi nhà phố dạng này thường dùng tầng lầu làm không gian đặt bàn. Tầng dưới làm nơi đón tiếp khách, để xe. Còn tầng cao nhất là nơi sinh sống. Thêm một điểm cần lưu ý khi kinh doanh hàng quán là vấn đề tiếng ồn. Vì vậy, để tránh ảnh hưởng đến mọi người cần chú trọng vấn đề cách âm.

2.4. Nhà ở kết hợp kinh doanh cửa hàng quần áo

Nhà ở kết hợp kinh doanh cửa hàng quần áo

Thiết kế nhà ở kết hợp cửa hàng quần áo thường thấy ở những ngôi nhà mặt tiền, nằm trên các con đường đông đúc. Để tiếp cận được tối đa sự chú ý, chủ đầu tư sẽ dùng chất liệu kính cho mặt bên ngoài. Bởi vì như thế, khách hàng bên ngoài có thể ngắm được ma nơ canh trang trí cũng như nhìn thấy toàn bộ bên trong cửa hàng.

Nhiều mẫu nhà ở kết hợp Cửa hàng quần áo hiện nay còn áp dụng luôn cho cửa hàng tiện ích, quán cà phê. Mỗi một mục đích sẽ nằm một tầng riêng. Tầng trên cùng dành để ở.

2.5. Nhà ở kết hợp kinh doanh thẩm mỹ viện

Nhà ở kết hợp kinh doanh thẩm mỹ viện

Thiết kế nhà ở kết hợp thẩm mỹ viện tuy không phổ biến như những loại hình trên nhưng chúng ta cũng dễ dàng thấy trên đường đi. Với những địa điểm kinh doanh như vậy mà có diện tích sàn lớn thì nên đầu tư chung khu vực lễ tân, chăm sóc khách hàng để thể hiện sự đẳng cấp, chuyên nghiệp.

Trường hợp không đủ điều kiện thì mỗi tầng bố trí cho một mục đích. Chẳng hạn như tầng 1 làm khu vực đón tiếp khách. Các tầng trên cung cấp dịch vụ. Để đảm bảo sự riêng tư và cho khách thoải mái nhất, mỗi phòng sẽ cung cấp một dịch vụ khác nhau.

2.6. Nhà ở kết hợp kinh doanh nhà nghỉ 

Nhà ở kết hợp kinh doanh nhà nghỉ 

Trong tất cả các mô hình thì Nhà ở kinh doanh nhà nghỉ là dễ triển khai nhất. Tất cả những căn nhà nhiều tầng và được chia thành các phòng đều có thể khai thác theo mục đích này. Các nội thất của các phòng nghỉ có thể giống nhau nên chủ đầu tư không phải mất công suy nghĩ sắp xếp như thế nào cho phù hợp.

Tại các khu vực có thế mạnh về du lịch, loại hình này đang vô cùng phát triển, mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng. Vị trí của chúng không nhất thiết là phải trong trung tâm, chỉ cần tầm view đẹp hoặc thuận tiện đến khu nghỉ dưỡng, danh lam thắng cảnh.

3. Tổng hợp những thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán được ưa chuộng

Để có một căn nhà ở kết hợp được với kinh doanh thì đơn vị thi công phải hiểu được đặc điểm kiến trúc nhà ở. Dưới đây sẽ là một vài mẫu nhà đang được lòng gia chủ lẫn người đi thuê.

3.1. Mẫu nhà cấp 4 phong cách hiện đại 

Mẫu nhà cấp 4 phong cách hiện đại 

Đương nhiên rồi, phong cách hiện đại luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ nó gần như phù hợp với mọi lĩnh vực kinh doanh. Nếu có địa điểm đẹp nữa thì không lo thiếu người thuê. Vị trí kinh doanh sẽ nằm ở mặt trước ngay cửa ra vào. Sử dụng kính cường lực giúp người qua đường nhận biết được mặt hàng đang bán.

Chẳng hạn như thiết kế dưới đây, nhà cấp 4 có sân vườn rộng. Kiến trúc vậy thì kinh doanh quán cà phê là một ý tưởng không thể hợp lý hơn. Nhưng bạn cần giải quyết vấn đề chỗ để xe cho khách

3.2. Mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh thiết kế 2 tầng

Mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh thiết kế 2 tầng

Những ngôi nhà đẹp 2 tầng kết hợp kinh doanh có thể phục vụ đa dạng các loại hình. Thông thường, khi cho thuê căn nhà này, gia chủ sẽ chỉ cho thuê những tầng bên dưới. Còn không gian bên trên cho gia đình sinh hoạt hoặc để người khác thuê lại những vẫn với mục đích để ở.

Về công năng, mặt bằng tầng trệt chia làm hai khu riêng biệt hướng ra 2 mặt đường khác nhau. Nhờ đó mà cửa hàng có tầm nhìn đa diện, thoải mái ngắm nhìn khung cảnh bên ngoài và đón không khí tươi mát từ thiên nhiên. Đặc biệt, căn nhà còn mang đến doanh thu vượt trội, hơn hẳn những công trình một mặt tiền khác.

3.3. Mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh thiết kế 3 tầng

Mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh thiết kế 3 tầng

Ưu điểm chính của nhà ống 3 tầng là không gian có chiều sâu. Người thuê để mở quán ăn, quán cà phê… dễ dàng phân chia được các khu vực. Khác với những kiểu thiết kế khác, cả 3 tầng đều được cho thuê. Diện tích sinh sống nằm khu vực phía sau của tầng 1.

Tận dụng lợi thế chiều cao, người thuê cần có phương án quảng cáo phù hợp. Chẳng hạn như treo đèn led, biển quảng cáo, đèn chiếu logo… Miễn sao là khách hàng dù đứng từ xa cũng có thể nhận ra cửa hàng và đi đến.

3.4. Mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh thiết kế 4 tầng

Mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh thiết kế 4 tầng

Kiến trúc nhà 4 tầng rất lý tưởng cho mục đích nhà ở kết hợp kinh doanh. Căn nhà có thể mở quán cà phê, quán ăn, cửa hàng quần áo, cửa hàng phụ kiện, siêu thị mini… Người thuê hay người sở hữu mẫu nhà dùng toàn bộ 3 tầng dưới cùng để kinh doanh. Tầng 4 phục vụ nghỉ ngơi, sinh hoạt.

Nếu có thể thuê thêm mặt dựng bên ngoài tầng 4 thì hãy tận dụng nó để trưng bày sản phẩm. Cùng với thiết kế bắt mắt, ánh sáng sinh động khiến người đi từ xa cũng sẽ bị thu hút. Vậy nên, rất nhiều nhà kinh doanh chú ý đến phần không gian này.

4. Lưu ý quan trọng khi thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán

Không gian riêng tư: Là yếu tố vô cùng quan trọng khi thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh. Bởi lẽ không ai muốn việc kinh doanh tác động tiêu cực đến cuộc sống thường ngày hay ngược lại. Người đi thuê nhà cũng muốn tách biệt để tránh rắc rối về lâu dài.

Bên cạnh đó, một vấn đề khá nhạy cảm khi xây nhà ở kết hợp kinh doanh là khu vệ sinh dành cho khách hàng. Ngoài làm thành một phòng khép kín, chủ đầu tư có thể chọn vách ngăn cửa kính, bình phong để che đi không gian riêng tư này.

Vấn đề an ninh: Nhờ sự trợ giúp của công nghệ, mọi vấn đề đều được giám sát qua camera an ninh. Đặc biệt, khi xây dựng hệ thống cửa chính, bạn nên lắp thêm một cửa cửa cuốn hoặc cửa sắt có chế độ cảnh báo để an toàn triệt để

Tính thẩm mỹ: Là yếu tố không thể thiếu, được những người có gu thẩm mỹ đề cao khi thiết kế. Tính thẩm mỹ có tác dụng thu hút khách hàng vãng lai ghé vào địa điểm kinh doanh của bạn. Lưu ý, thẩm mỹ đẹp không phải là quá xa hoa, lộng lẫy, chỉ cần tổng thể hài hòa, phù hợp lĩnh vực buôn bán và theo kịp xu hướng

Đến đây là kết thúc chủ đề nhà ở kết hợp kinh doanh của chúng tôi. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây, công việc làm ăn của bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công. Đừng quên tìm đọc các bài viết khác của chúng tôi nhé.