Trong năm 2019, theo kết quả hoạt động của ngành ngân hàng thành phố, nợ xấu được xử lý tích cực và đã được kiểm soát. Tuy nhiên năm 2020, nợ xấu có thể tăng trở lại nếu ngân hàng không kiểm soát dòng vốn vào bất động sản.

than-trong-khi-rot-von-vao-bat-dong-san-de-no-xau-o-duoi-3-nam-2020

Huy động vốn ngành ngân hàng tại TP.HCM trong năm 2019 tăng 13,5% so với năm 2018, đạt gần 2,5 triệu tỷ đồng. Huy dộng  vốn ngành ngân hàng tại TP.HCM trong năm 2019 thấp hơn huy động của cả nước ở mức 14,3%. Tăng trưởng tín dụng tăng 14%, đạt gần 2,303 triệu tỷ đồng, cao hơn tăng trưởng tín dụng của cả nước ở mức 13,7%.

Có thể nói, trong năm 2019, hoạt động của ngành ngân hàng thành phố duy trì tốc độ ổn định cả về hiệu quả hoạt động và quy mô. Nợ xấu năm 2019 đã được tích cực kiểm soát. Tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng năm 2019 đạt mức tăng trưởng chưa tới 14%, dư nợ cho vay đạt 303.427 tỷ đồng, phần lớn là các khoản vay ngắn hạn với vòng quay tín dụng từ 3-4 tháng và lãi suất ưu đãi.

Tuy nhiên, nếu ngân hàng không kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực nhiều rủi ro như bất động sản, nợ xấu có thể tăng trở lại.

Xử lý nợ xấu đi đối với kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh

Theo nhiệm vụ năm 2020, ngân hàng nhà nước chi nhánh TP.HCM sẽ tiếp tục cải cách hành chính, tạo tiện ích và nâng cao hoạt động, thay đổi cơ bản cơ cấu thu nhập. Năm 2020, mục tiêu tín dụng ngành ngân hàng đưa ra là 14% và  giảm nợ xấu xuống dưới 3%.

Để đạt được mục tiêu trên, các tổ chức tín dụng tại TP.HCM chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh trong thanh toán, đáp ứng đầy đủ tiền mặt cho thị trường, đặc biệt trong dịp lễ Tết, tránh tình trạng bị thiếu hụt và mất mát tiền khi giao dịch tại máy ATM, máy POS...

(Nguồn tổng hợp)