Liên quan đến việc phát triển các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, mới đây Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đa đưa ra một số đề xuất mà nổi bật trong số đó là quy định lợi nhuận định mức với toàn bộ dự án nhà ở xã hội không vượt quá 10%.

HoREA kiến nghị giảm lợi nhuận định mức khi đấu thầu

Giảm nguồn cung nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, trong năm 2019, trên địa bàn thành phố có 3 dự án nhà ở xã hội cũ, cung cấp 2.281 căn hộ cho người có thu nhập thấp được hoàn thành xây dựng mà không có dự án mới nào.

Nguyên nhân của sự sụt giảm nguồn cung này đến từ một số vướng mắc liên quan đến vấn đề thủ tục đầu tư. Cụ thể, quỹ đất làm nhà ở xã hội được doanh nghiêp tạo lập tương tự như với dự án nhà ở thương mại có quỹ đất hỗn hợp. Trong khi đó, thủ tục đầu tư của các dự án nhà ở hội có quỹ đất hỗn hợp cũng gặp nhiều khó khăn.

Đề xuất của HoREA

Theo quy định tại Nghị định 100 của Chính phủ, đối với toàn bộ dự án nhà ở xã hội, lợi nhuận định mức không vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư.

Tuy nhiên, để tăng tính khích lệ, Hiệp hôi Bất động sản TP.HCM đề xuất cho phép các nhà đầu tư dự thầu có thể cạnh tranh bằng cách giảm lợi nhuận định mức. Ví dụ, lợi nhuận định mức mà công ty A đưa ra là 8%, công ty B là 5%, công ty C là 0%...

Bên cạnh đó, HoREA còn đề xuất Chính Phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch – Đầu tư xem xét ban hành quy định về các tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và tiêu chí đấu thầu.

Cụ thể, 7 tiêu mà đơn vị này đề xuất bao gồm: Vốn đầu tư; mức hưởng ưu đãi về thuế; lợi nhuận định mức; tiến độ thực hiện dự án; thời hạn thuê, tỷ lệ sản phẩm nhà ở xã hội cho thuê của dự án; hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật; dành diện tích đất để xây dựng nhà ở thương mại; giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội, đặt cọc tiền thuê nhà.

(Nguồn Tổng hợp)