Trong khi trạng thái chung của thị trường bất động sản trên cả nước là ảm đạm, trầm lắng, thì tại Bình Thuận là một thái cực hoàn toàn khác. Bất chấp dịch bệnh Covid-19, nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn tại đây vẫn đang ngày đêm thi công rầm rộ.

Sự bứt phá của bất động sản nghỉ dưỡng tại Bình Thuận

Cơ hội để bứt phá

Theo phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, sức hút của bất động sản Bình Thuận mà cụ thể là khu vực Phan Thiết – Mũi Né đến từ việc nơi đây là một thị trường mới, có nhiều tiềm năng để khai phá và phát triển triển. Trên hết, giá đất biển tại Phan Thiết – Mũi Né vẫn còn khá rẻ so với mặt bằng chung ở các thành phố biển khác như: Đà Nẵng, Cam Ranh, Nha Trang… Cũng chính vì vậy, cho dù thị trường bất động sản trên cả nước có trầm lắng đến đâu thì nơi đây vẫn có một lực hấp dẫn đặc biệt với các nhà đầu tư.

Phó Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam – ông Nguyễn Văn Đính đã đưa ra những đánh giá khách quan về thị trường bất động sản miền Trung rằng, những địa phương nào có sự đầu tư về hệ thống kinh tế và hạ tầng mang tính đồng bộ của Nhà nước và doanh nghiệp thì thị trường nơi đây sẽ phát triển rất tốt.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng Bình Thuận còn sôi động nhờ địa phương này biết tận dụng các nguồn lực nhằm ưu tiên đầu tư một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Trong đó, phải kể đến hàng loạt dự án giao thông đường bộ kết nối Bình Thuận với các vùng kinh tế lân cận như: cao tốc Vĩnh Hảo – Cam Lâm, cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo hay cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Đáng chú ý hơn cả là dự án nâng cấp cảng hàng không Phan Thiết với quy mô từ cấp 4C lên cấp 4E với công suất thiết kế 2 triệu hành khách/năm.

UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, tỉnh đang chuẩn bị đầu tư tuyến đường nối cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây với ngã ba 46 rồi theo quốc lộ khoảng 25km để đến thẳng La Gi. Ngoài ra, các tuyến kết nối từ cao tốc đến đường ĐT.719B ven biển cũng đang được Bình Thuận lên phương án triển khai. Qua những tuyến đường kết nối này, sau khi cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đi vào hoạt động, thời gian từ TP.HCM đến La Gi - thành phố mới trong tương lai của Bình Thuận sẽ được rút ngắn chỉ còn một nửa.

La Gi - thành phố mới trong tương lai của Bình Thuận

La Gi được đánh giá là cửa ngõ du lịch của tỉnh Bình Thuận khi sở hữu vị trí trung tâm tại tứ trụ du lịch của khu vực phía Nam, bao gồm: TP.HCM – Phan Thiết – Vũng Tàu – Đà Lạt.

Được biết, vào đầu  năm 2018, La Gi đã được chính thức công nhận là đô thị loại 3 và đây cũng là đô thị lớn thứ 2 trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Hiện thị xã đang tích cực hoàn thiện cơ sở hạ tầng để hướng tới thành lập Thành phố La Gi vào năm 2022 với 6 phường nội thị (Tân Phước, Bình Tân, Tân Thiện, Tân An, Phước Lộc và Phước Hội) và 3 xã ngoại thị (Tân Hại, Tân Tiến và Tân Bình).

Dọc bãi biển trải dài 22km tại La Gi có đến hàng trăm khu dịch, bãi tắm, khu resort và nhiều di tích văn hóa lịch sử. Trong khi đó, các tập đoàn bán lẻ lớn trên thị trường như: FPT, Điện máy xanh, Bách hóa xanh, Thế giới di động, Coopmart, VinMart… không ngừng đổ về để phát triển chuỗi dịch vụ.

Theo tìm hiểu của odt.vn, nhiều dự án lớn tại Phan Thiết, Mũi Né và La Gi đang mở rộng quy mô để đáp ứng sự phát triển của kinh tế - xã hội và ngành du lịch địa phương như: dự án khu du lịch Hàm Tân Xanh mở rộng thêm 4,62ha; dự án khu du lịch La Gi Resort (Khu du lịch Cocobeachcam) mở rộng thêm 0,9ha; Khu dân cư - Thương mại - Dịch vụ mới La Gi (tên thương mại: Queen Pearl Marina Complex) đã được duyệt chủ trương mở rộng giai đoạn 2, nâng tổng diện tích lên 43,3ha; Khu đô thị Novaworld Phan Thiết đang xây dựng rầm rộ.

Song song đó, nhiều dự án mới cũng sẽ xuất hiện tại La Gi gồm: Khu du lịch Sài Gòn - Hàm Tân (182ha), Khu du lịch Lagi Sea Beach (48ha), Khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với khu dân cư De La Gi (124,5ha)…

(Tổng hợp bởi odt.vn)