Những thông tin về mua bán, sang nhượng nhà đất lúc nào cũng được săn đón. Đặc biệt, với những người đang có ý định kinh doanh thì nhu cầu tìm kiếm một cửa hàng, quán ăn, quán cà phê… sang nhượng càng lớn. Bởi lẽ, họ hiểu rõ hơn ai hết, một mặt bằng lý tưởng sẽ thuận lợi cho việc buôn bán lâu dài. Những chia sẻ dưới đây của ODT sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Sang nhượng nhà đất là gì?

Sang nhượng nhà đất là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, sang nhượng chính là hành động bán và sang tên lại. Còn sang nhượng bất động sản hay sang/chuyển nhượng nhà đất là việc chuyển quyền sử dụng các loại hình như cửa hàng, quán ăn, mặt bằng, ki ốt, kho xưởng… cho người khác. Như vậy về bản chất, sang nhượng chính là chuyển nhượng quyền sử dụng, cho người có nhu cầu mua, thuê lại.

2. Các loại hình sang nhượng bất động sản phổ biến nhất

2.1. Sang nhượng quán cà phê

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu của con người ngày càng đa dạng thì quán cà phê không chỉ đơn thuần là địa điểm thư giãn, nghỉ ngơi nữa mà còn là nơi để hội họp, bàn bạc công việc. Vì thế, thị trường sang/chuyển nhượng quán cà phê được rất nhiều người quan tâm. Hiểu đơn giản, đó chính là việc giao quyền quản lý, kinh doanh và thu lợi ích quán cà phê sang cho người khác.

2.2. Sang nhượng Kiot

Sang nhượng kiot là hình thức chuyển nhượng địa điểm kinh doanh (có thể bao gồm cả tài sản phục vụ kinh doanh) đang được tổ chức cho việc buôn bán hàng hóa. Các kiot thường có quy mô nhỏ, khoảng 1 đến 2 nhân sự là có thể quản lý được.

2.3. Sang nhượng quán ăn

Ăn uống là nhu cầu của tất cả mọi người. Dù là ở tỉnh lẻ hay các thành phố trung tâm, chúng ta vẫn có thể dễ dàng bắt gặp được các quán ăn. Cho nên, sang/chuyển nhượng quán ăn là hình thức kinh doanh vô cùng tiềm năng. Đặc biệt, những khu vực tập trung dân cư đông đúc thì khả năng thu lợi càng lớn.

2.4. Sang nhượng kho, nhà xưởng

Cũng như các loại hình trên, sang nhượng kho, nhà xưởng là chuyển quyền quản lý khu vực đang có hoạt động sản xuất, lưu trữ hàng hóa. Thông thường, loại giao dịch này chỉ có các công ty, doanh nghiệp mới mở rộng quy mô nhắm đến do giá trị tài sản lớn. Để đảm bảo an toàn, hợp đồng cần được công chứng, chứng thực rõ ràng.

2.5. Sang nhượng cửa hàng

Thị trường chuyển nhượng cửa hàng đang khá nhộn nhịp. Khi mà chủ sở hữu không còn nhu cầu hoặc không thể kinh doanh nữa thì họ sẽ sang/chuyển nhượng cho người khác. Cửa hàng nào có vị trí thuận lợi như mặt tiền hay gần khu dân sinh thì giá nhượng lại sẽ cao hơn những nơi khác.

2.6. Sang nhượng shop quần áo, mỹ phẩm

Khi cuộc sống đủ đầy thì ngoài ăn uống, giải trí, người dân sẽ chú trọng nhiều vào ngoại hình, thời trang. Kéo theo đó là sự sôi động của thị trường nhượng các shop quần áo, mỹ phẩm để đáp ứng nhu cầu của những người đang có mong muốn kinh doanh sản phẩm này. Tuy nhiên hiện nay, người mua, người thuê sẽ tìm thấy nhiều thông tin sang nhượng ở khu đô thị thay vì vùng quê, ngoại ô.

3. Ưu và nhược điểm khi sang nhượng bất động sản

Ưu và nhược điểm khi sang nhượng bất động sản

Về cơ bản, nhượng bất kỳ loại hình bất động sản nào, dù là cửa hàng, ki ốt, cà phê… hay quán ăn cũng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:

3.1. Ưu điểm

  • Có thời gian hoạt động: Cũng có nghĩa là các cửa hàng, ki ốt, quán ăn… đã sở hữu một lượng khách “trung thành” nhất định. Người kinh doanh sau này chỉ việc chăm sóc tốt khách cũ và mở rộng đối tượng khách hàng mới. Đây là lợi thế rất lớn trong lĩnh vực buôn bán, cung ứng dịch vụ.
  • Tiết kiệm chi phí: Sang nhượng lại các địa điểm kinh doanh giúp bạn tiết kiệm được cho việc xây dựng, đầu tư mới. Ngoài ra, bạn còn có thể đàm phán với chủ sở hữu để mua lại các trang thiết bị, vật tư sẵn có ở cửa hàng để tiếp tục sử dụng. Nếu thành công, số vốn bạn bỏ ra sẽ ít hơn rất nhiều.
  • Tiết kiệm thời gian: Trước là không mất công sức, thời gian tìm kiếm mặt bằng, sau là không mất thời gian xây dựng. Sau khi ký kết hợp đồng ó thể chuyển đồ vào hoạt động luôn, vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
  • Cơ hội mở rộng, phát triển: Nếu tìm được một nơi đang làm ăn tốt, chủ cửa hàng có thể chia sẻ với bạn kinh nghiệm, những dịch vụ, sản phẩm hút khách ở đây. Từ đó, bạn sẽ nắm được xu hướng tiêu dùng của khách hàng và đưa ra chiến lược phát triển hợp lý. Chắc chắn rằng, bạn sẽ không bao giờ có được điều này khi xây mới cửa hàng.

3.2. Nhược điểm

Thông thường khi sang nhượng bất động sản, hiếm có chủ sở hữu nào nói ra lý do vì sao họ muốn chuyển đi nơi khác. Có thể là do vị trí không tốt, buôn bán thua lỗ và thậm chí là do yếu tố xã hội, môi trường xung quanh. Nếu là một người thông thái, hãy cố gắng tìm hiểu vấn đề này nếu không muốn việc làm ăn của mình bết bát.

Ngoài ra, cửa hàng xuống cấp, trang trí lỗi thời cũng là một nhược điểm. Nếu không còn lựa chọn nào khác mà bắt buộc phải nhượng ở đây, bạn sẽ tốn kha khá tiền bạc để tân trang lại.

4. Nhu cầu sang nhượng bất động sản hiện nay

4.1. Tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Đây là những đô thị lớn, mật độ dân cư được xếp vào hàng cao nhất cả nước. Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng thường xuyên có các kế hoạch thúc đẩy kinh tế - xã hội. Mức sống và khả năng tiêu dùng của người dân khu vực liên tục cải thiện qua mỗi năm.

Nhu cầu tìm kiếm các cửa hàng, kiot, quán cà phê, quán ăn… đã gia tăng không ngừng. Bởi lẽ, họ hiểu rằng, những loại hình này đang là hình thức kinh doanh “hái ra tiền”. Chỉ cần tìm ra một nơi thuận lợi thì việc buôn bán sau này không có gì là khó khăn. Dù đắt đỏ hơn những nơi khác nhưng tiềm năng và giá trị mà nó mang lại sẽ tương xứng với giá tiền bạn đã bỏ ra.

4.2. Tại các thành phố khác

Dù không như Hà Nội hay Hồ Chí Minh nhưng nhu cầu nhượng cửa hàng, kiot, quán ăn, quán cà phê cũng được đánh giá là cao. Vẫn đang trong quá trình phát triển nên mặt bằng giá nhượng khá phải chăng. Nếu nắm bắt được thời cơ này, bạn vừa có một mặt bằng tốt, lại vừa tối ưu hóa được chi phí.

5. 5 điểm cần lưu ý khi sang nhượng bất động sản

5 điểm cần lưu ý khi sang nhượng bất động sản

5.1. Tìm hiểu lịch sử

Lịch sử của cửa hàng là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự sống còn và hiệu quả hoạt động. Lịch sử của cửa hàng bao gồm:

  • Tình hình kinh doanh trước khi bạn đến ra sao?
  • Trước đây mặt hàng chính của cửa hàng là gì?
  • Lý do chủ cửa hàng muốn nhượng lại?
  • Nếu họ thành công hay thất bại thì nguyên nhân do đâu?
  • Chi phí phát sinh hàng tháng là bao nhiêu?...

Sau khi tìm hiểu và trả lời được hết những câu hỏi này, bạn sẽ đưa ra được quyết định cho mình.

5.2. Vị trí địa lý

Khu vực đông đúc người qua lại, dân trí cao, an ninh trật tự xã hội đảm bảo là những thứ giúp cửa hàng yên tâm hoạt động lâu dài. Nếu mặt tiền thông thoáng, rộng rãi nữa thì càng tốt. Tuy nhiên, những yếu tố này tỉ lệ thuận với giá nhượng lại, tức là tiêu chuẩn càng cao thì giá nhượng lại càng đắt.

5.3. Giá sang nhượng

Một mặt bằng phù hợp nhưng quá đắt thì bạn nên cân nhắc lại. Để biết cửa hàng có bị “hét giá” hay không thì một bước mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua là tham khảo giá trị trường. Việc này có thể làm bằng cách tìm kiếm thông tin về giá nhà đất khu vực lân cận hay những nơi có đặc điểm giống nhau. Sau đó, hãy thương lượng với chủ sở hữu để có mức giá vừa lòng cả đôi bên.

5.4. Đối tượng, phân khúc khách hàng

Kinh doanh là một chặng đường dài, nhiều chông gai, khó khăn. Cho nên, hãy chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để thành công. Một trong những số đó là “phân khúc khách hàng”. Phân khúc khách hàng hay chính là đặc điểm dân cư tại khu vực mà bạn chuẩn bị nhận sang nhượng. Họ là tầng lớp nào? Sinh viên, công nhân, lao động hay tầng lớp tri thức, thu nhập cao.

Đánh giá kĩ yếu tố này, bạn sẽ biết được mặt hàng nào nên kinh doanh, mặt hàng nào nên tránh xa. Ví dụ, những mặt hàng cao cấp, xa xỉ bạn sẽ không bao giờ bán được ở những khu vực đông sinh viên, lao động chân tay. Hay những mặt hàng quá bình dân, phổ biến thì cũng không có tương lai ở khu vực dân cư giàu có.

5.5. Hợp đồng sang nhượng

Cuối cùng nhưng lại là quan trọng nhất, hãy chắc chắn rằng bạn phải lập hợp đồng. Không phải một tờ giấy bình thường, nó sẽ giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm. Bất cứ điều khoản nào cũng phải được thể hiện chi tiết. Nếu bạn chủ quan, lơ là thì người chịu thiệt sẽ là chính bạn. Trường hợp không phải là người sành sỏi, bạn nên nhờ các văn phòng luật sư hoặc văn phòng công chứng để thuê họ lập hợp đồng giúp.

6. Vì sao nên đăng tin, tìm kiếm sang nhượng nhà đất trên ODT.VN

Không phải tự nhiên mà ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến sàn giao dịch bất động sản ODT. Với định hướng ban đầu là xây dựng và phát triển một “trợ thủ” đắc lực cho khách hàng trong lĩnh vực nhà đất, ODT tin rằng, cả khách mua lẫn khách người nhận sang/chuyển nhượng sẽ có những cuộc giao dịch nhanh chóng, đơn giản, tiện lợi, làm hài lòng cả đôi bên. Giao dịch sang nhượng bất động sản qua ODT.VN, khách hàng sẽ có lợi thế sau:

  • Công nghệ vượt trội: ODT.VN không ngừng nghiên cứu và cải thiện công nghệ để tối ưu hóa thuật toán tìm kiếm, tích hợp và bảo mật thông tin cho khách hàng.
  • Kiểm duyệt thông tin tốt: Tất cả những thông tin được đăng tải lên website đều được chọn lọc kỹ lưỡng, hạn chế những bài đăng rác, quảng cáo không phù hợp.
  • Đăng tin, tìm kiếm miễn phí: Cả khách mua lẫn người sang nhượng đều có thể dễ dàng tìm kiếm và đăng tải thông tin mà không mất một khoản chi phí nào.
  • Cập nhật biến động thị trường: Ngoài các dữ liệu về nhà đất, ODT.VN cũng thường xuyên cập nhật biến động về thị trường bất động sản và đưa ra những lời khuyên có ích khi sang/chuyển nhượng bất động sản.
  • Lượng truy cập lớn: Số lượng người truy cập vào ODT.VN tăng lên qua mỗi ngày. Cũng có nghĩa, người thuê sẽ tiếp cận được nhiều sản phẩm và có nhiều lựa chọn phù hợp với mình. Còn thông tin của chủ nhà đất sẽ đến được với nhiều người hơn.

Đó chỉ là một phần nhỏ trong những ưu điểm mà ODT.VN mang đến cho khách hàng. Ngoài ra còn rất nhiều tính năng vượt trội khác mà bạn phải trải nghiệm mới biết được. Hãy truy cập vào ODT.VN khi có nhu cầu mua bán nhà đất, cho thuê, sang nhượng bất động sản.