Đất nông nghiệp chiếm đến hơn 80% tổng diện tích nước ta. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ hệ thống đo lường chuyển đổi đơn vị với loại đất này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được 1 công đất bằng bao nhiêu m2 và công thức quy đổi sang các đơn vị khác

1. Thế nào là 1 công đất?

Thế nào là 1 công đất?

Công đất là một đơn vị đo lường diện tích, thường được sử dụng cho đất nông nghiệp và đất rừng ở khu vực miền Nam và Tây Nam Bộ. Còn tại miền Bắc miền Trung, người dân quen sử dụng cách tính sào hơn.

Do ảnh hưởng bởi vị trí địa lý, bối cảnh lịch sử, người di cư từ Bắc vào Nam và ngược lại nên chưa có sự thống nhất trong chuyển đổi giữa hai đơn vị này. Có thể 1 mẫu bằng 10 sào và tương đương với 10 công. Nhưng khi chuyển sang m2 và hecta lại có khác biệt rất lớn.

2. Hiểu về đơn vị tính m2, hecta, mẫu

Như vậy là bạn đã hiểu được 1 công đất là gì. Muốn quy đổi nó sang m2, hecta và mẫu thì chúng ta phải tìm hiểu tiếp về 3 đơn vị tính này.

2.1. Về đơn vị tính m2

Nếu như công chỉ áp dụng cho đất nông nghiệp, đất trồng rừng thì m2 lại được sử dụng cho mọi loại đất, kể cả bề mặt của một vật thể nào đó. Hiện nay, đây là đơn vị tiêu chuẩn quốc tế, phổ biến và rộng rãi trên toàn thế giới.

Thực tế, tùy vào hình dạng, kích cỡ khác nhau mà sẽ có phương pháp tính riêng biệt theo đơn vị m2. Chẳng hạn, một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 8m, chiều rộng 6m thì diện tích sẽ là chiều dài x chiều rộng = 48m2.

2.2. Về đơn vị mẫu

Mẫu đã xuất hiện khá lâu ở Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Tương tự công, mẫu thường được sử dụng chủ yếu khi nhắc đến đất nông nghiệp. Chúng ta không thể trực tiếp quy đổi từ 1 mẫu sang m2 mà phải qua một đơn vị trung gian là 1 sào đất hay 1 công đất

2.3. Về đơn vị hecta

Hecta hay còn viết tắt là ha. Đây cũng là đơn vị đo lường diện tích đất nông, lâm nghiệp với quy mô lớn. Vậy nên trong thực tế, mọi người thường ít sử dụng đơn vị này. Thay vào đó, bạn sẽ bắt gặp nhiều hơn trong các văn bản quy hoạch hay tính tổng diện tích đất đai.

3. 1 công đất bằng bao nhiêu m2, hecta, sào?

1 công đất bằng bao nhiêu m2, hecta, sào?

Do chưa có hệ quy chiếu duy nhất nên 1 công ở miền Bắc khác với 1 công ở miền Trung và cũng không giống với 1 công ở miền Nam. Cụ thể sự khác nhau đó như sau:

3.1. 1 công đất bằng bao nhiêu m2

3.1.1. Cách tính công đất ở miền Nam

Đơn vị công rất phổ biến trong miền Nam. Theo chuẩn quy định của Chính phủ, 1 công đất sẽ tương đương với 1.296m2. Nhưng thực tế, để dễ tính toán, người ta thường làm tròn xuống 1.000m2. Tức 1 công đất được quy đổi bằng 1.000m2.

Để phân biệt hai loại công này khi giao tiếp, người miền Nam sẽ gọi 1 công đất bằng 1000m2 là công nhỏ (gọi đơn giản là công), còn công đất bằng 1.296m2 là công lớn. Khi công đất lớn hơn 1, ta chỉ việc nhân số công với hệ số quy đổi tương ứng. Chẳng hạn, 2 công đất nhỏ = 2 x 1000 = 2000m2.

3.1.2. Cách tính công đất ở miền Tây

Cách quy đổi của miền Tây từ công đất sang m2 giống hệt với miền Nam:

  • 1 công tầm nhỏ = 1.000m2, công này được gọi là công Nhà nước.
  • 1 công tầm vuông = 9m2
  • 1 công tầm lớn = 144 tầm vuông = 1.296m2, công này còn gọi là công tầm cấy.

3.1.3. Cách tính công đất ở miền Trung

Người miền Trung không thường xuyên sử dụng công trong đo diện tích đất đai. Đơn vị phổ biến ở đây là sào. Hai đơn vị này có giá trị tương đương khi quy đổi, tức 1 công đất = 1 sào đất. Song, 1 sào đất miền Trung chỉ bằng 500m2.

Vậy nên: 1 công đất miền Trung = 1 sào đất = 500m2 = 1/2 công đất miền Nam.

3.1.4. Các tính công đất ở miền Bắc

Tương tự miền Trung, người miền Bắc quen sử dụng đơn vị đo diện tích đất bằng sào thay cho công. Nhưng vấn đề là cách quy đổi ra m2 của hai miền lại không giống nhau. 1 sào đất ở đây chỉ bằng 360m2.

Tức: 1 công đất = 1 sào đất = 360m2

3.2. 1 công đất bằng bao nhiêu hecta?

Một công đất bằng bao nhiêu hecta?

Hecta là đơn vị đo diện tích lớn thứ hai hiện nay (chỉ sau km2). Vậy quy đổi giữa hecta và công đất được thực hiện như thế nào. Dĩ nhiên, vẫn tùy thuộc vào từng vùng miền mà việc chuyển đổi sẽ khác nhau. Ở Nam Bộ, 1 công đất lớn = 1.296m2, 1 ha = 10.000m2. Cho nên: 1 công đất lớn = 0,1296ha

Đối với công đất nhỏ, 1 công đất nhỏ = 1.000m2; 1 ha =10.000m2. Do đó: 1 công đất nhỏ = 0,1 ha. Để bạn đọc dễ hình dung, dưới đây là bảng ví dụ về đổi đơn vị công đất:

Hecta (ha)

Công

Mét vuông (m2)

1/50

0,2

200

1/10

1

1.000

1/5

2

2.000

1/2

5

5.000

2/5

4

4000

Ở Trung Bộ: 1 công = 1 sào = 500m2; 1 ha = 10.000m2 nên 1 công = 1 sào = 0,05 ha = 1/20 ha. Tương tự các trường hợp khác, ta có bảng quy đổi sau:

Hecta (ha)

Công

Mét vuông (m2)

1/5

4

2.000

1/10

2

1.000

1/40

0,5

250

1/50

0,4

200

Ở Bắc Bộ, 1 công = 1 sào = 360m2 và 1 ha = 10.000m2 nên quy đổi sẽ là 1 công = 1 sào = 0,036 ha.

Hecta (ha)

Công

Mét vuông (m2)

0,012

1/3

120

0,018

1/2

180

0,072

2

720

0,18

5

1.800

3.3. 1 công đất bằng bao nhiêu sào?

Ở Bắc Bộ: 1 công = 1 sào = 360 m2

Ở Trung Bộ: 1 công = 1 sào = 500 m2

Ở Tây, Nam Bộ:

  • 1 công lớn = 1 sào = 1.296 m2
  • 1 công nhỏ = 1 sào = 1000 m2

4. Bảng tra cứu công đất sang m2 ở miền Nam

Như đã nói ở trên, công đất ở miền Nam tồn tại hai kiểu. Công đất nhỏ theo phổ thông, công đất lớn do Nhà nước quy định. Dưới đây là bảng tra cứu công đất sang m2 chuẩn theo quy định ở miền Nam.

Công đất

Mét vuông (m2)

1

1.296

2

2.592

3

3.888

4

5.184

5

6.480

6

7.776

7

9.072

8

10.368

9

11.664

10

12.960

Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo thêm những phương thức chuyển đổi theo chuẩn quốc tế như sau

Vùng miền

Đơn vị

Hecta (ha)

Miền Bắc

1 mẫu

0,36

Miền Bắc

1 sào

0,036

Miền Trung

1 mẫu

0,5

Miền Trung

1 sào

0,05

Miền Nam

1 mẫu

1,3

Miền Nam

1 sào

0,13

5. Công thức tính diện tích đất theo m2

Các loại đất khác nhau sẽ có cách tính diện tích theo m2 khác nhau. Cụ thể

5.1. Với đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp là nhóm đất lớn, gồm nhiều mục đích nhỏ. Chẳng hạn như đất sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, làm muối… Cách xác định diện tích như sau:

  • Chuẩn bị dụng cụ đo có độ chính xác cao
  • Tiến hành đo độ dài các cạnh cần thiết
  • Áp dụng công thức phù hợp

Với mặt bằng là tam giác vuông: Diện tích = (Chiều dài x Chiều rộng)/2

Với mặt bằng là hình chữ nhật, hình vuông: Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng

Các thửa đất có muôn hình vạn trạng nhưng về cơ bản, ta đều có thể chia nhỏ chúng thành tam giác hay hình chữ nhật và áp dụng công thức trên.

5.2. Với đất ở

Đất ở là loại đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của người dân. Để đo diện tích, ta cần:

  • Chuẩn bị dụng cụ đo có độ chính xác cao
  • Tiến hành đo chiều dài, chiều rộng mảnh đất
  • Áp dụng công thức thích hợp

Dĩ nhiên kết quả đo chiều dài, chiều rộng sẽ bị lẻ ra phần cm. Để chuyển đổi sang m, bạn có thể áp dụng 1cm = 0.01m. Sau đó, việc tính toán sẽ tương tự như đất nông nghiệp.

Trường hợp mặt bằng đất có dạng hình chữ nhật hay hình vuông: Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng.

Trường hợp mặt bằng đất có dạng tam giác vuông: Diện tích = (Chiều dài x Chiều rộng)/2

Thực tế, độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc rất lớn vào cách đo và độ chính xác của thiết bị đo. Vì vậy, trong các giao dịch đòi hỏi tính chính xác tuyệt đối như giao dịch mua bán nhà đất, cấp sổ đỏ… mọi người sẽ thuê một công ty hay đơn vị có chuyên môn đến đo đạc.

Sau bài viết trên, hẳn là bạn đọc đã tự mình chuyển đổi được diện tích đất giữa các đơn vị công, hecta, sào, m2. Hãy thường xuyên truy cập vào bất động sản ODT để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nữa trong thời gian tới.