Thành phố Hồ Chí Minh đã phê duyệt quy hoạch dân cư, đất đai, hạ tầng kĩ thuật – xã hội của quận Bình Tân. Cũng từ đây, địa phương trở thành mảnh đất hứa thu hút các dự án đầu tư bất động sản quy mô lớn. Chính vì vậy, rất nhiều người muốn tìm hiểu quy hoạch quận Bình Tân một cách chi tiết. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của bất động sản ODT.
1. Vị trí và địa giới quy hoạch quận Bình Tân
Nhắc đến những quận nội thành, sầm uất của thành phố Hồ Chí Minh thì không thể không kể đến Bình Tân. Địa phương được thành lập sau khi sáp nhập 3 xã huyện gồm: Tân Tạo, Bình Trị Đông, Bình Hưng Hòa và thị trấn An Lạc.
Quận Bình Tân sở hữu địa thế thoải dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Trong đó hai trung tâm cao nhất có đặc trưng “bào mòn sinh tụ” nằm tại Bình Trị Đông và Bình Hưng Hòa. Còn khu vực có vị trí thấp ở phường An Lạc và Tân Tạo. Chi tiết địa giới quy hoạch quận Bình Tân:
- Phía Bắc: Tiếp giáp quận 12 và huyện Hóc Môn.
- Phía Nam: Tiếp giáp quận 8 và huyện Bình Chánh.
- Phía Tây: Tiếp giáp huyện Bình Chánh.
- Phía Đông: Tiếp giáp quận 6 và quận Tân Phú.
2. Bản đồ quy hoạch quận Bình Tân
Thực hiện chỉ đạo của Nhà nước lẫn tỉnh ủy thành phố Hồ Chí Minh, UBND quận Bình Tân đã triển khai nhiều phương án quy hoạch để cải thiện hệ thống an sinh xã hội toàn diện. Bên cạnh đó, dựa theo bản đồ quy hoạch quận Bình Tân, các cơ quan quản lý cũng dễ dàng kiểm tra, đánh giá cơ sở hạ tầng hiện hữu và đưa ra hướng phát triển thích hợp. Sau đây là bản đồ quy hoạch quận Bình Tân đến năm 2030:
3. Khái quát quy hoạch quận Bình Tân
Theo thông tin được công bố, quy hoạch quận Bình Tân gồm 10 phường: An Lạc, An Lạc A, Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Bình Hưng Hòa B, Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Tân Tạo, Tân Tạo A.
Quận Bình Tân có diện tích tự nhiên là 5.202,09 ha, đứng thứ 3 về quy mô quận tại thành phố Hồ Chí Minh (xếp sau quận 9 và quận 12). Về dân số, Niên giám thống kê năm 2021 ghi nhận có khoảng 784.000 người đang sinh sống và học tập trên địa bàn quận Bình Tân. Mật độ dân số ước tính khoảng 15.108 người/km2.
Quỹ đất rộng lớn là điều kiện thuận lợi để quận thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể, mục đích sử dụng đất được quận Bình Tân quy hoạch chi tiết như dưới đây:
- Xây dựng công trình công cộng và hệ thống trung tâm hiện đại: 133ha
- Xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ, chợ thuần Việt: Quy mô tối thiểu 0,2 ha/công trình
- Xây dựng cơ sở y tế xen kẽ trong các khu dân cơ: Cứ 10.000 – 20.000 dân sẽ có 1 cơ sở diện tích tối thiểu 500m2. Tổng diện tích sử dụng dự kiến khoảng 1,45 ha
- Xây dựng cơ sở giáo dục: Dự tính dành ra khoảng 35,8 ha
Tất cả những thông tin nói trên đều thuộc đồ án quy hoạch tổng thể, phát triển đô thị của quận Bình Tân đã được phê duyệt bởi thành phố Hồ Chí Minh. Chính sách cải thiện diện mạo đô thị góp phần quan trọng trong tiến trình thúc đẩy kinh tế - xã hội nơi đây. Qua đó, biến địa phương thành mảnh đất tiềm năng, thu hút được các nhà đầu tư lớn trên khắp cả nước
4. Quy hoạch khu dân cư Bình Tân cập nhật
Diện tích tự nhiên dồi dào luôn là một ưu thế lớn trong quy hoạch phát hiện hạ tầng đô thị, xây dựng các khu dân cư hiện đại. Phát huy lợi thế này, thành phố Hồ Chí Minh xác định bản đồ quy hoạch quận Bình Tân đến năm 2030 với những nội dung cốt lõi sau:
4.1. Khu dân cư phía Bắc Đại lộ Võ Văn Kiệt
Theo đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, khu dân cư phía Bắc Đại lộ Võ Văn Kiệt có diện tích 273ha. Quy mô dân số dự báo 54.000 người. Vị trí quy hoạch thuộc phường An lạc, quận Bình Tân, Hồ Chí Minh.
Vị trí khu dân cư quy hoạch có các tuyến giao thông chính như đường Kinh Dương Vương, Võ Văn Kiệt, Quốc lộ 1A, Vành đai trong, Hồ Ngọc Lãm… tạo sự kết nối thuận lợi với khu vực lân cận. Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội giao thương đầy tiềm năng. Cộng với tầm nhìn trong quy hoạch hạ tầng, các công trình – dịch vụ sẽ sớm hiện diện. Hệ thống mảng xanh đô thị thông qua các công viên hiện đã được triển khai xây dựng.
4.2. Khu dân cư phía Nam Đại lộ Võ Văn Kiệt
Khác với phía bắc, khu dân cư phía Nam Đại lộ Võ Văn Kiệt có hướng xây dựng đặc thù. Khu vực có diện tích gần 273 hecta, lấy nền tảng cho việc phát triển đô thị bền vững mang lại lợi ích công cộng, tạo môi trường sống và sinh hoạt thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe, an toàn. Đồng thời, mở rộng không ngừng hạ tầng cơ sở để trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư bên ngoài thành phố.
4.3. Khu dân cư ngã 3 An Lạc
Theo bản đồ quy hoạch dân cư quận Bình Tân, đoạn ngã 3 An Lạc gồm phường An Lạc, An Lạc A, phường Bình Trị Đông và một phần của phường Tân Tạo A. Diện tích khu vực rơi vào khoảng 292,97 ha với dân số gần 56.000 người. Các phân khu chính trong khu dân cư được sử dụng cho mục đích công cộng, công trình dịch vụ và công viên xanh mát
Một số công trình lớn tiếp giáp khu dân cư ngã 3 An Lạc là khu y tế kỹ thuật cao, khu công nghiệp Tân Tạo, trạm điện Phú Lâm mở ra hướng phát triển kinh tế mới bài bản, ổn định, bền vững. Đặc biệt, có dự án chung cư cao 30 - 40 tầng tọa lạc ngay tại ngã 3.
4.4. Khu dân cư phía Tây quốc lộ 1A
Phần cuối cùng trong quy hoạch quận Bình Tân là khu dân cư phía Tây quốc lộ 1A. Thuộc địa phận phường Bình Hưng Hòa B, quận Bình Tân, Hồ Chí Minh, khu vực có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại. Nhiều tuyến đường lớn bao bọc giúp việc di chuyển của người dân thuận lợi hơn bao giờ hết. Ngoài ra, chính sách liên kết vùng được tiến hành khá tốt. Vậy nên, khu đô thị chắc chắn sẽ đem lại cuộc sống phồn thịnh cho cư dân thành phố.
5. Chi tiết nội dung quy hoạch phân khu quận Bình Tân
Ngoài bản đồ quy hoạch quận Bình Tân thì mọi người cũng rất quan tâm đến những tin tức về chính sách quy hoạch phân khu chi tiết. Căn cứ vào thuyết minh quy hoạch phân khu và đồ án xây dựng của chính quyền địa phương, quận Bình Tân được chia thành 4 phân khu hành chính gồm:
Phân khu I - Tổng diện tích phân khu I là 1.647,16 ha, có vị trí ở phường Bình Hưng Hòa. Trước đây, khu dân cư hình thành mang tính chất tự phát. Qua thời gian cùng sự điều chỉnh của chính quyền quận, khu vực đã được quy hoạch lại toàn bộ. Song song với đó, địa phương cũng được bổ sung thêm nhiều tuyến đường bộ và các dự án công cộng.
Phân khu II - có diện tích khoảng 1.209 ha gồm địa phận phường Bình Trị Đông, Bình Trị Đông A, Bình Trị Đông B. Đây là khu dân cư mới được thành lập gần đây nhưng hệ thống hạ tầng cơ bản đạt đủ tiêu chí quy hoạch cả nước.
Phân khu III - gồm phường Tân Tạo, Tân Tạo A và cũng là phân khu lớn nhất với 1.739,28 ha. Về hình thức, cơ sở hạ tầng tổng thể phân khu cơ bản đã hoàn thiện. Khu vực sở hữu nhiều khu chức năng,- dịch vụ liên kết trực tiếp với nội
Phân khu IV - có diện tích gần 600ha, gồm phường An Lạc và phường An Lạc A. Hiện nay, dân số khu vực là 90.000 người. Hệ thống giao thông được thành phố tập trung đầu tư, cải tạo; hàng loạt công trình hạ tầng xung quanh phân khu góp phần mở rộng không gian đô thị, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất.
6. Quy hoạch công nghiệp, cây xanh quận Bình Tân
Chỉ tiêu cây xanh trong quy hoạch quận Bình Tân xác định: Mỗi địa phương phải hoàn thiện tối thiểu một dự án xây dựng cây xanh. Từ đó hướng đến một thành phố xanh – sạch – đẹp, không ô nhiễm, nâng cao sức khỏe người dân. Để làm được vậy thì các cơ quan quản lý cần liên tục chỉ đạo, giám sát các ban ngành. Đồng thời, thường xuyên tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng, các công trình công cộng.
Về chỉ tiêu tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp: Xây dựng hệ thống hạ tầng hoàn thiện khu công nghiệp, tiểu công nghiệp. Nhất là ở các vị trí gần khu dân cư cần cơ sở vật chất để hạn chế tình trạng ô nhiễm, xử lý nước thải. Trường hợp không thể đáp ứng tiêu chuẩn này, các khu công nghiệp sẽ bị di dời đến nơi khác. Các cụm công nghiệp mới cũng sẽ tách biệt hoàn toàn với khu dân cư.
Nội dung trên đây là những thông tin chi tiết nhất về quy hoạch quận Bình Tân. Mục tiêu toàn quận hướng đến là ổn định đời sống, nâng cao mức thu nhập cho người dân. Trong tương lai gần, quận Bình Tân chắc chắn sẽ còn hấp dẫn nhiều dự án bất động sản và nhận sự quan tâm của người dân hơn nữa.