Sau quá trình sử dụng, nhà cấp 4 có thể xảy ra vấn đề hỏng hóc, hư hại, đòi hỏi việc sửa chữa, cải tạo. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ hướng dẫn bạn thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 theo quy định mới nhất.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4

Xây sửa nhà cấp 4 có phải xin phép không?

Sửa nhà cấp 4 cần xin giấy phép khi việc sửa chữa, cải tạo nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực (đúc thêm cầu thang, đúc thêm ô văng, đập cầu thang, xử lý nghiêng nhà, nâng cấp tầng, xử lý lún nhà,…) hay sửa nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực (các trường hợp như xây vách ngăn, nâng nền, hộp gen, thay chân bồn nước, ốp lát gạch, dán tường, trang trí nội thất,…).

Ngoài ra, trong trường hợp nhà cấp 4 đã xuống cấp trầm trọng mà bạn muốn mở rộng quy mô, kết cấu ngôi nhà thì bạn cũng bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa nhà ở.

Những trường hợp cần làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4

Nhà cấp 4 ở những khu vực khác nhau sẽ có những quy định cụ thể khác nhau, cụ thể:

Đối với nhà cấp 4 ở khu vực nông thôn, gia chủ cần phải có đơn xin sửa chữa, cải tạo nhà ở khi nhà nằm trong phạm vi quy hoạch của thành phố, địa bàn đang sinh sống, hoặc nằm trong khu bảo tồn, khu di tích của nhà nước, theo quy định của luật xây dựng 2014, điểm k, khoản 2 điều 89.

Đối với nhà cấp 4 ở khu vực thành thị, gia chủ bắt buộc phải xin giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà cấp 4 từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi ngôi nhà nằm tiếp giáp với đường đô thị (đường có yêu cầu về quản lý kiến trúc), theo quy định tại điểm k, khoản 2 điều 89 trong luật xây dựng 2014.

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 gồm có việc chuẩn bị hồ sơ và quy trình các bước.

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ khi xin giấy phép xây dựng nhà cấp 4 gồm có:

  • Đơn xin cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình (tải mẫu đơn tại đây)
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất
  • Bản vẽ hiện trạng các bộ phận, hạng mục công trình muốn cải tạo. Tỷ lệ các bản vẽ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa. Ảnh chụp 10x15cm hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi tiến hành sửa chữa, cải tạo.
  • Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng kết cấu công trình để xác định công trình đã đủ điều kiện sửa chữa, cải tạo không. Đồng thời, đưa ra những biện pháp gia cố cần thiết.
  • Đối với công trình là di tích lịch sử, văn hoá và danh lam đã được xếp hàng thì cần nộp công văn chấp thuận của cơ quản quản lý có thẩm quyền trước khi sửa chữa, cải tạo.
  • Một số tài liệu khác của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Quy trình các bước trong thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Quận, huyện đang sinh sống.

Bước 3: Thụ lý, giải quyết hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đã đúng quy định, thời hạn giải quyết và trả hồ sơ là 20 ngày làm việc.

Bước 4: Nhận kết quả, hay giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Xây dựng.

Mức phạt khi không xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4

Nếu gia chủ không thực hiện đúng thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4, tự ý sửa chữa theo ý mình thì sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền rất lớn.

Cụ thể, đối với các sửa chữa nhỏ ở trong nhà như sửa tường, thay gạch lát,…, nếu không xin giấy phép xây dựng thì gia chủ có thể bị phạt tối đa lên đến 40 triệu đồng.

Đối với trường hợp sửa chữa bên ngoài nhà, làm thay đổi diện mạo, kết cấu của ngôi nhà như nâng cấp tầng, cơi nới, mở rộng diện tích,…, mức phạt có thể lên đến 100 triệu đồng.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, nếu tự ý sửa chữa, không xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hoá thì sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu tự ý xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị. Phạt từ 30 triệu đến 50 triệu đồng đối với trường hợp không xin giấy phép xây dựng các công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Trên đây là thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà cấp 4 và những lưu ý mà bạn cần biết. Hi vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và hữu ích.