Chạy theo cơn sốt đất ảo tại TP.HCM, nhiều nhà đầu tư đã phải ngậm “trái đắng” khi thị trường bất động sản có dấu hiệu hạ nhiệt và bình ổn trở lại.

nhin-lai-con-sot-dat-tphcm-nha-dau-tu-can-rut-ra-bai-hoc-dat-gia

TP.HCM sốt đất cục bộ, loạn giá

Thông tin TP. Thủ Đức được thành lập đã khiến giá đất một số khu vực tại quận Thủ Đức, quận 9 leo thang. Cụ thể, giá đất tại TP. Thủ Đức tăng bình quân 30% so với đầu năm 2020, thậm chí cả những khu vực chưa có quy hoạch rõ ràng, giá đất đã tăng cao chóng mặt.

Trong đó, khu vực nhà đất tại đường Lê Văn Việt, quận 9 có giá đất dao động 120 – 140 triệu đồng/m2, tăng 50 – 70 % so với năm 2020. Khu vực đường Gò Cát cũng có giá đất biến động, hiện đã lên tới 50 – 90 triệu đồng/m2, trong khi cách đây một năm giá chỉ 37 – 45 triệu đồng/m2.

Một mảnh đất có diện tích 51m2 tại đường Võ Văn Hát, phường Long Trường, quận 9 cũng được rao bán với mức giá lên đến 3,2 tỷ đồng. Những khu vực không nằm trong quy hoạch cũng tăng 20 -30%.

Sốt đất TP.HCM chỉ là sốt đất ảo, “thổi giá” quá đà

Theo báo cáo của đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường DKRA Việt Nam, sốt đất tại TP.HCM trong thời gian qua chỉ là sốt đất ảo, Nghiên cứu của R&D DKRA cho thấy, trong quý I năm nay, phân khúc đất nền khu vực TP.HCM và vùng phụ cận chỉ biến động ít, tăng từ 2% đến 5% so với quý IV/2020.

Mặc dù thông tin lộ trình quy hoạch các quận vùng ven TP.HCM lên quận khiến thị trường bất động sản xôn xao nhưng trên thực tế, các giao dịch nhà đất không xảy ra với mức giá đó.

Hậu sốt đất TP.HCM: Nhiều nhà đầu tư phải bán cắt lỗ mà vẫn “ế ẩm”

Nhờ có sự can thiệp của nhà nước, thị trường bất động sản TP.HCM đã có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều nhà đầu tư tại các dự án đất nền đang đua nhau rao bán cắt lỗ sâu, tuy nhiên, vẫn không thu hút được người mua.

Điển hình như đất nền khu dân cư Vĩnh Lộc B, xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh. Dù đã giảm khoảng 600.000 đồng/m2 so với mức giá 32-35 triệu đồng/m2 tại thời điểm trước tết Nguyên đán nhưng vẫn không có ai hỏi thăm.

Một số khu vực thuộc Bình Chánh cũng giảm giá bán nhưng không ghi nhận giao dịch nào như xã Bình Hưng (giá đất hiện ở mức 65 triệu đồng/m2), khu Trung Sơn (140 triệu đồng/m2), xã Vĩnh Lộc A (30 triệu đồng/m2), xã Phong Phú (40 triệu đồng/m2)…

Thủ Đức - điểm nóng về tăng giá đất trước đây, cũng xảy ra tình trạng “ế ẩm”. Giá đất nền khu vực phường Phú Hữu giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40 – 42 triệu đồng/m2 nhưng không ai “ngó ngàng” tới.

Sốt đất ảo TP.HCM – Bài học “đắt giá”

Nhờ vào sự can thiệp của Nhà nước, thị trường bất động sản TP.HCM đã bình ổn trở lại. Cơ quan quản lý đã tiến hành một loạt các biện pháp nhằm hạn chế sốt đất như siết tín dụng bất động sản, thanh tra việc sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ruộng, đất rừng, giám sát biến động giao dịch đất đai.

Không chỉ TP.HCM, một số tỉnh thành xảy ra hiện tượng sốt đất ảo cũng đã có dấu hiệu giảm nhiệt. Sốt đất ảo tại TP.HCM và một số tỉnh thành không chỉ là vấn đề trách nhiệm của chính quyền địa phương, quản lý của Nhà nước mà còn là bài học dành cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư cần có tâm lý tỉnh táo khi tham gia vào thị trường bất động sản, nghiên cứu kỹ quy hoạch, tìm hiểu thị trường, nhu cầu thật của người mua, tình hình biến động thực tế của giá cả, và không nên chạy theo đám đông.