Với thiết kế mới lạ, độc đáo, nhà sàn bê tông đang ngày càng trở nên phổ biến và nhận được sự quan tâm của nhiều gia chủ. Vậy nhà sàn bê tông là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Những mẫu thiết kế nào đang được yêu thích? Tất cả những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
1. Thiết kế nhà sàn bê tông là gì?
Về cơ bản, nhà sàn bê tông vẫn giữ được nét đặc trưng của nhà sàn truyền thống nhưng được cải tiến hơn về nguyên vật liệu xây dựng. Nếu những căn nhà sàn truyền thống của bà con dân tộc vùng núi làm từ gỗ, tre, nứa, vầu… thì nhà sàn bê tông hiện đại lại được dựng lên từ bê tông cốt thép.
Nhìn chung, sự thay đổi không làm mất đi vẻ đẹp hay tính văn hóa truyền thống của nhà sàn. Mặt khác nó còn có nhiều ưu điểm nổi trội như vững chắc, chống chịu tốt dưới tác động của thiên nhiên và tuổi thọ lâu dài. Về thiết kế, nhà sàn sẽ được chia làm 2 phần với chức năng khác nhau
- Khu vực sinh hoạt chính: Vẫn sẽ nằm ở trên cao so với mặt đất nhờ sử dụng sức mạnh cột trụ làm từ bê tông và sắt thép. Đây sẽ là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt của gia đình như nghỉ ngơi, học tập, làm việc hay tiếp khách
- Khu vực phía dưới sàn nhà: Gia chủ có thể sử dụng không gian này cho nhiều mục đích như làm nơi nấu nướng, nhà để xe, nhà kho… Ngoài ra, khu vực này cũng có thể bố trí làm sân thể thao, vui chơi cho trẻ nhỏ.
2. Nguồn gốc của nhà sàn bê tông
Nói đến sự ra đời và phát triển của nhà sàn bê tông, hai dấu mốc vô cùng quan trọng là trước thế kỷ 21 và sau thế kỷ 21. Nếu giai đoạn trước thế kỷ 21, ý tưởng nhà sàn bê tông chỉ mới nhen nhóm thì sau đó đã phát triển mạnh mẽ và được đón nhận nhiệt tình
2.1. Thiết kế nhà sàn trước thế kỷ 21
Nhà sàn là kiểu nhà đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người đồng bào vùng cao nước ta. Kiểu nhà này xuất hiện từ khá sớm và đến đầu những năm 80 của thế kỷ 20 người dân tộc Mường đã có mong muốn cải tiến để nó trở nên vững chắc hơn.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, hạn chế về mặt nguyên liệu cũng như kỹ thuật luyện kim vẫn chưa được cao. Bên cạnh đó, bê tông hay xi măng cũng chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam nói chung và khu vực vùng núi nói riêng. Chính vì vậy, nhà sàn bê tông trong khoảng thời gian này gần như là không có. Người dân chủ yếu vẫn dựng nhà sàn bằng những vật liệu truyền thống.
2.2. Thiết kế nhà sàn sau thế kỷ 21
Bước sang thế kỷ 21, khả năng sản xuất vật liệu phát triển mạnh mẽ. Bê tông trở thành thứ không thể thiếu được trong các công trình xây dựng. Nhờ đó, các chủ đầu tư bắt đầu chuyển sang xây dựng nhà sàn bê tông.
Mẫu nhà sàn bê tông được đánh giá là ưu việt, giải quyết được gần như toàn bộ các vấn đề của bà con dân tộc. Đặc biệt, thời gian xây dựng nhà sàn truyền thống ít thì mất 1 năm, nhiều thì vài ba năm. Nhưng xây bằng bê tông thì thời gian chỉ khoảng 3 – 6 tháng tùy theo quy mô. Đồng thời, chi phí cũng thấp hơn khá nhiều.
3. Những mẫu nhà sàn bê tông được yêu thích
Nhà sàn bê tông ngày nay có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu, dù là vùng núi hay đồng bằng, nông thôn hay thành thị. Ở mỗi một khu vực, nó lại mang một vẻ đẹp khác nhau, đơn sơ mộc mạc có mà sang trọng bề thế cũng không ít. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp những mẫu nhà sàn bê tông được rất nhiều gia chủ yêu thích và lựa chọn.
Mẫu nhà sàn bê tông đơn giản
Mẫu nhà sàn bê tông phong cách hiện đại
Mẫu nhà sàn bê tông 2 tầng
Mẫu nhà sàn bê tông phong cách Biệt thự
Mẫu nhà sàn bê tông phong cách Châu Âu
Mẫu nhà sàn bê tông kết hợp kính
Mẫu nhà sàn bê tông kiểu Mái bằng
Mẫu nhà sàn bê tông phong cách tân cổ điển
4. Xu hướng đổi từ nhà sàn gỗ sang nhà sàn bê tông
Theo các chuyên gia, xu hướng chuyển từ nhà sàn gỗ sang bê tông là tất yếu. Bởi lẽ, khi bạn đặt 2 lối xây dựng này với nhau sẽ thấy sự khác biệt như sau:
Nhà sàn truyền thống: Hầu như tất cả những nguyên vật liệu đều lấy từ tự nhiên. Trong đó, nhiều nhất là gỗ để làm cột, xà, trụ, sàn. Còn vách ngăn làm bằng tre, trúc nứa, cầu. Ngoài ra còn có các loại lá tranh, tre, dây mây để lợp thành mái nhà. Nhìn chung tuổi thọ của nhà sàn truyền thống không cao, thường xuyên phải gia cố để đảm bảo an toàn.
Nhà sàn bê tông: Áp dụng các nguyên liệu tiên tiến và hiện đại trong xây dựng là bê tông, sắt, thép xi măng. Những bộ phận có vai trò chống đỡ cho cả căn nhà như cột, trụ, xà, đòn được đúc từ bê tông cốt thép thay vì gỗ. Vách ngăn sẽ thay thế bằng gạch, gạch men.
5. Tiêu chuẩn thiết kế nhà sàn bê tông
Một nhà sàn bê tông được coi là đạt tiêu chuẩn nếu đáp ứng được cả hai tiêu chí về vật liệu xây dựng và cấu tạo thiết kế.
5.1. Tiêu chuẩn về vật liệu
Bộ xây dựng đặt ra những yêu cầu cho từng hạng mục của nhà sàn bê tông như sau
- Phần thép sử dụng để tạo khung dầm và cột trụ phải đảm bảo tiêu chuẩn theo: TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008 hoặc JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987.
- Phần mái, nếu sử dụng ngói thì cần đạt tiêu chuẩn TCVN 4313:1995
- Phần tường nhà, nếu sử dụng gạch thì cần đạt tiêu chuẩn TCVN 6355-7: 1998.
5.2. Tiêu chuẩn về thiết kế
Một nhà sàn bê tông tiêu chuẩn phải được chia thành 2 khu vực là nhà sàn chính và gầm sàn nhà. Mỗi khu vực cũng đều phải đạt những chỉ tiêu nhất định. Cụ thể như sau:
- Chiều cao tối thiểu của gầm sàn là 50cm, cũng có nghĩa, phải cách mặt đất ít nhất 50cm. Không gian dưới gầm sàn một phần để phục vụ các cột trụ cho phần sàn chính. Phần còn lại làm nơi sinh hoạt cho gia đình hoặc xây các phòng chức năng khác nhưng không được chiếm quá 80% diện tích.
- Các phòng có lối thiết kế theo không gian mở. Tường bao quanh mỗi phòng đều có khả năng thoáng khí.
- Đối với phần nhà chính, luôn đảm bảo cấu trúc lưu thông khí được hoạt động. Như vậy thì mùa hè mới mát mẻ và mùa đông có sự ấm áp.
Bên cạnh những nguyên tắc trên thì gia chủ có thể linh động trong phần cấu trúc mái. Chẳng hạn như chuyển đổi từ mái tam giác sang mái thái, mái bằng hay kết hợp với những chất liệu làm tăng vẻ sang trọng như kính. Còn nếu vẫn muốn kết hợp mái truyền thống và hiện đại thì có thể phủ thêm một lớp bên ngoài sau khi đã xây bê tông.
6. Chi phí xây nhà sàn bê tông
Rất khó để xác định số tiền cụ thể khi xây nhà sàn bê tông. Bởi lẽ nó phụ thuộc vào yếu tố như vị trí xây dựng, diện tích khu đất, quy mô nhà, giá vật tư, chi phí nhân công… Ví dụ như bạn đang muốn có một căn nhà sàn bê tông ở khu vực vùng núi, diện tích khoảng 65m2. Dựa trên mặt bằng giá của khu vực thì số tiền sẽ rơi vào khoảng 250 – 350 triệu đồng.
So sánh với các loại hình nhà ở khác thì kinh phí cho nhà sàn bê tông khá thấp nhưng lợi ích mang về lại khá nhiều. Khả năng chống thấm, chống ẩm vượt trội, hoàn toàn không bị mối mọt, không khí luôn tươi mát… đã khiến nhà sàn mê tông ngày càng được ưa chuộng và dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi.
Đó là tất cả những gì một công trình pha trộn giữa nét đẹp truyền thống và hiện đại mang tên nhà sàn bê tông. Hy vọng bạn đọc sẽ có lựa chọn chính xác nhất cho mình. Ngoài ra, bất động sản ODT còn nhiều thông tin hữu ích khác về đất đai, thiết kế, xây dựng, phong thủy đang chờ bạn khám phá đó.