Bản vẽ thiết kế trường mầm non cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn, quy định nhất định để trẻ có được một môi trường học tập, giáo dục thoải mái, hiệu quả.
Tại sao phải thiết kế mầm non theo tiêu chuẩn?
Trường mầm non là nơi trẻ em học tập, vui chơi, giải trí. Nó không chỉ là trường học mà còn là ngôi nhà, giúp các em có những bước phát triển đầu đời. Do đó, để tạo ra một môi trường học tập và nghỉ ngơi hiệu quả, an toàn, bạn cần phải có bản vẽ thiết kế trường mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Việc thiết kế trường mầm non đẹp, đạt tiêu chuẩn sẽ góp phần giúp các em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ. Đây chính là tiền đề để các em có sự chuẩn bị thật tốt cho tương lai của chính mình.
Bên cạnh đó, hiện nay, ngày càng nhiều cơ sở mầm non quốc tế và tư thục được xây dựng, khiến sự cạnh tranh trong ngành giáo dục trở nên khốc liệt hơn. Hơn nữa, các bậc phụ huynh luôn muốn chọn cho con mình một môi trường học tâp tốt nhất. Do đó, nếu bạn muốn tạo ra sự khác biệt, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và trẻ em, đồng thành xây dựng một ngôi trường thành công, bạn phải nắm được những tiêu chuẩn trong bản vẽ thiết kế trường mầm non.
2. Bản vẽ thiết kế trường mầm non phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì?
2.1. Tiêu chuẩn thiết kế trường mầm non về diện tích và số lượng học sinh
Đối với khu vực nông thôn và miền núi, bản vẽ thiết kế trường mầm non cần đảm bảo diện tích sử dụng bình quân tối thiểu là 12m2/bé. Đối với khu vực thành phố và thị xã, diện tích này sẽ là 8m2/bé.
Số lượng học sinh đạt chuẩn của mỗi trường mầm non sẽ phụ thuộc vào độ tuổi cụ thể để đảm bảo chất lượng học tập. Cụ thể, tiêu chuẩn về số lượng học sinh như sau:
Đối với nhà trẻ:
- Nhóm trẻ từ 3 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ
- Nhóm trẻ từ 13 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ
- Nhóm trẻ từ 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ
Đối với lớp mẫu giáo:
- Nhóm trẻ từ 3 tuổi đến 4 tuổi: 25 trẻ
- Nhóm trẻ từ 4 tuổi đến 5 tuổi: 30 trẻ
- Nhóm trẻ từ 5 tuổi đến 6 tuổi: 35 trẻ
Từ số lượng học sinh và diện tích sử bình quân tối thiểu, bạn có thể dễ dàng tính được diện tích trường mầm non cần phải đạt được.
2.2. Tiêu chuẩn thiết kế phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung
Phòng ngủ và phòng sinh hoạt chung cần đảm bảo sự thông thoáng, rộng rãi với diện tích tối thiểu là 2m2/bé. Hành lang phải có diện tích tối thiểu trên 3m và nên bố trí ở phía sau phòng.
2.3. Tiểu chuẩn thiết kế hành lang và cầu thang
Trẻ con đều rất hiếu động và nghịch ngợm. Do đó, hành lang ở trường mầm non nên có lan can bảo vệ chắc chắn để đảm bảo sự an toàn. Lan can cần được làm cao hơn tầm với của trẻ. Nếu thấp hơn, trẻ có thể dễ dàng trèo lên và gặp nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cầu thang trường mầm non cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:
- Cầu thang phải đạt độ dốc tiểu chuẩn từ 22 - 24 độ
- Chiều rộng tối thiểu là 1,2m
- Độ cao tối đa là 12cm
- Tay vịn cao 0,5-0,6m
- Lan can cao hơn 90cm, có các chấn trong và khoảng cách giữa các thanh chắn cần đảm bảo nhỏ hơn 10cm
2.4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh là nơi các bé thường sử dụng, hơn nữa các cô giáo không thể luôn đi theo các em nên rất dễ xảy ra sự cố. Vì vậy, khi thiết kế nhà vệ sinh trường mầm non, chủ đầu tư và các đơn vị thi công cần đảm bảo những những yêu cầu sau:
- Kiên cố, vững chắc: Sàn nhà, vách cửa, kiến trúc và các hạng mục khác trong nhà vệ sinh cần đảm bảo sự kiên cố, vững chắc để đảm bảo sự an toàn cho các bé.
- Phù hợp: Bồn rửa tay, khu vực đi vệ sinh, tay nắm cửa,... cần thiết kế theo chiều cao của trẻ.
- Tầm quan sát tốt: Sử dụng kính trong suốt trong thiết kế nhà vệ sinh mầm non để đảm bảo các giáo viên luôn có thể quan sát mọi hoạt động của các bé, nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc.
2.5. Tiêu chuẩn thiết kế nhà bếp
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ rất quan trọng. Do đó, khu vực nhà bếp luôn được các phụ huynh học sinh quan tâm. Nhà bếp trường mẫu giáo cần đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
2.6. Tiêu chuẩn thiết kế lớp học
Tuỳ thuộc vào độ tuổi của các em học sinh sẽ có những thiết kế lớp học khác nhau để đảm bảo một môi trường học tập hiệu quả nhất. Cụ thể, với các lớp bé, các em chỉ học cách nhận biết vật thể nên không cần diện tích quá lớn. Ngược lại, với các lớp lớn tuổi, trẻ bắt đầu học đếm số và đánh vần, lớp học cần có diện tích lớn để chứa những dụng cụ học tập, bảng và sách vở. Ngoài ra, trong bản vẽ thiết kế trường mầm non cần sử dụng những gam màu sáng, ngộ nghĩnh để trang trí lớp học để tạo ra sự hứng thú và kích thích trí tò mò, khám phá của trẻ em.
2.7. Tiêu chuẩn thiết kế vườn rau
Ở một số trường học mẫu giáo, các giáo viên cho trẻ tham gia những giờ trải nghiệm thực tế, giúp tăng khả năng quan sát và kiến thức cho trẻ. Khi áp dụng mô hình vườn rau trong thiết kế trường mầm non cần phải đảm bảo những yếu tố về an toàn và phù hợp. Cụ thể, vị trí vườn rau nên ở khu vực thấp, dễ nhìn, dễ quan sát, đảm bảo không gian rộng rãi, an toàn.
2.8. Tiêu chuẩn thiết kế khu vui chơi
Ngoài những giờ học, các em học sinh cần được tận hưởng thời gian vui chơi, giải trí an toàn. Khu vui chơi trong trường mầm non cần đảm bảo không gian rộng rãi, thoáng mát, an toàn với những màu sắc trang trí tươi sáng, vui nhộn.
2.9. Tiêu chuẩn thiết kế cổng trường mầm non
Cổng trường là bộ mặt của trường mầm non. Do đó, cổng trường cần có đảm bảo sự ấn tượng và sáng tạo, thu hút học sinh và phụ huynh khi tới trường. Bên cạnh đó, đừng quên yếu tố an toàn, chắc chắn và kiên cố khi thiết kế cổng trường mầm non.
3. Mẫu bản vẽ mặt bằng tổng thể trường mầm non
Trên đây là những tiêu chuẩn khi lập bản vẽ thiết kế trường mầm non. Hi vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Để khám phá những mẫu thiết kế nhà ở đẹp và ấn tượng, hãy truy cập bất động sản ODT.