Hiện nay, tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ không dù đầu tư hàng tỷ đồng. Trong khi đó, nhiều người dân ở những khu vực này lại trong tình trạng thiếu nhà ở. 

Nghịch lý: Nhiều người dân không có nhà ở, hàng chục nghìn nhà tái định cư bị bỏ hoang

Người dân "khát" nhà ở, nhưng nhà tái định cư bị bỏ hoang 

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,..., nhiều căn hộ tái định cư dù đầu tư hàng tỷ đồng nhưng vẫn bị bỏ hoang. Nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, dù đã hoàn thiện nhưng không có ai mua, khiến hạ tầng và các hạng mục qua thời gian bị xuống cấp nghiêm trọng. 

Cụ thể, tại Hà Nội và TP.HCM, theo thống kế, có tới khoảng 13.000 căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, không có người ở, trong khi đó, chủ đầu tư vẫn phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng mỗi năm để bảo trì, bảo dưỡng. Chỉ tính riêng Hà Nội, tới giữa năm 2023, có khoảng 4.000 căn chung cư không có người ở. TP.HCM có khoảng 8.948 căn hộ tái định cư thuộc sở hữu nhà nước chưa bố trí cho người dân. 

Trong khi đó, theo dữ liệu của VARS, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở, trong đó có phân khúc căn hộ chung cư bị sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều dự án bất động sản đang triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến pháp lý và nguồn vốn. Điều này dẫn tới việc thiếu hụt nhà ở nghiêm trọng, tại các thành phố lớn. Trung bình mỗi năm, mỗi đô thị thiếu hụt ít nhất 50.000 căn hộ. 

Theo Bất động sản ODT, việc căn hộ chung cư tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và các thành phố lớn khác bị bỏ hoang là do chất lượng xây dựng, thi công kém, không đảm bảo an toàn cho cư dân. Hơn nữa, nhiều căn hộ tái định cư xây tại các khu vực hẻo lánh, xa trường học, bệnh viện, chợ, và có hệ thống giao thông kém phát triển, ảnh hưởng tới cuộc sống của cư dân. Ngoài ra, nhiều người dân không chuyển đến các khu tái định cư là do mức đền bù chưa thoả đáng và các chính sách tái định cư theo Luật Đất đai hiện hành chưa hợp lý. 

Cần triển khai các giải pháp "đánh thức" các khu tái định cư bỏ hoang 

Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện các giải pháp "đánh thức" loại hình này để tránh lãng phí tài nguyên đất đai, cải thiện nguồn cung, nâng cao chất lượng sống của người dân và phát triển đô thị bền vững. 

Các giải pháp sẽ hướng tới giải quyết các khó khăn, và bất cập của các dự án tái định cư hiện nay như chất lượng xây dựng, vị trí, hạ tầng và các quy định về bồi thường, tái định cư. 

Nghịch lý: Nhiều người dân không có nhà ở, hàng chục nghìn nhà tái định cư bị bỏ hoang

Việc triển khai các giải pháp "đánh thức" khu tái định cư bỏ hoang là việc cấp bách hiện nay

Cụ thể, xây dựng các khu tái định cư tại vị trí lý tưởng, có kết nối hạ tầng đồng bộ, giao thông phát triển, gần trường học, bệnh viện, chợ và các tiện ích hiện hữu, và kết nối dễ dàng với trung tâm thành phố. 

Giám sát quá trình xây dựng, thi công của các dự án tái định cư, đảm bảo các dự án đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. 

Đảm bảo các dự án nhà tái định cư được bảo trì, bảo dưỡng hàng năm, được tích hợp tiện ích công cộng hiện đại và được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. 

Thúc đẩy thời gian hiệu lực của Luật Đất đai mới. Đảm bảo người bị thu hồi đất được tiếp cận các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hợp lý. Ngoài ra, cần có các chương trình hỗ trợ tái định cư, tư vấn và đào tạo nghề để giúp người dân thích nghi với cuộc sống mới. 

Ngoài ra, khuyến khích người dân tham gia vào quá trình quy hoạch và phát triển các dự án tái định cư. Đảm bảo các dự án tái định cư phát triển phù hợp với nhu cầu thực tế. 

Bên cạnh đó, Nhà nước cần nhanh chóng rà soát, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án tái định cư đang chậm triển khai. 

Đối với các dự án tái định cư đã hoàn thiện và chưa sử dụng, cần có nghiên cứu mức giá bán phù hợp. 

Đối với quỹ nhà bán đấu giá, Nhà nước cần nghiên cứu gộp nhà tái định cư và nhà ở xã hội cùng một phân khúc để nhà tái định cư có thể tiếp cận gói tín dụng 120.000 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể trích một tỷ lệ phần trăm quỹ nhà dự án để kinh doanh thương mại nhằm thu hút vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, Nhà nước và chủ đầu tư có thể nghiên cứu giải pháp cho thuê đối với nhà tái định cư để giảm tình trạng nhà tái định cư bị bỏ hoang. Việc cho thuê nhà tái định cư cần đảm bảo các quy định rõ ràng của Nhà nước về mức giá thuê, thời hạn thuê và các điều kiện cho thuê cụ thể.