Mở quán cafe đang là một trong những mô hình kinh doanh khá hot hiện nay. Đi kèm với đó là nhu cầu tìm kiếm những mô hình quán cafe nhỏ đẹp cũng tăng lên. Đáp ứng điều này, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ đem đến cho quý độc giả những mô hình quán cafe nhỏ đẹp và vô cùng thu hút.
1. Định hướng kinh doanh mô hình cafe nhỏ
1.1. Chi phí mặt bằng
Muốn mở quán cafe thì dĩ nhiên cần phải có mặt bằng nên chi phí cho điều này là điều đầu tiên mà bạn phải nghĩ đến. Sở hữu một mặt bằng đẹp sẽ giúp việc kinh doanh được thuận tiện hơn. Theo những người có kinh nghiệm thì khu vực có đông người qua lại, mặt tiền rộng luôn là ưu tiên số 1.
Tuy nhiên, những vị trí như vậy thì giá thuê sẽ rất lớn. Mức chi phí hợp lý khi mở kinh doanh quán cafe nhỏ chỉ nên dao động từ 5 – 7 triệu. Nếu có sẵn mặt bằng thì bạn nên tận dụng dù vị trí không được như ý muốn.
1.2. Chi phí trang thiết bị
Trang thiết bị là thứ không thể thiếu được trong các quán cafe. Căn cứ vào quy mô kinh doanh cũng như menu dự kiến mà đưa ra lựa chọn thích hợp. Chi phí cho việc này thường rơi vào khoảng 10 – 12 triệu cho những đầu tư ban đầu như:
- Tủ lạnh, tủ cấp đông, thùng giữ nhiệt
- Dụng cụ pha chế: Máy móc pha chế, cân, ly đong nguyên liệu…
- Dụng cụ phục vụ đồ uống: Cốc, ly, ống hút, túi đựng cho khách mang về…
1.3. Chi phí nội thất và thiết kế quán cafe nhỏ
Cho dù không gian nhỏ thì quán cafe cũng cần ít nhất một điểm nhấn về thiết kế. Đây sẽ là yếu tố thu hút khách hàng và giúp thương hiệu của quán tiếp cận được với nhiều người hơn. Tại sao ư? Một địa điểm check-in đẹp, mọi người sẽ chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội. Từ đó, những người khác sẽ tò mò mà tìm đến.
Chính vì thế, hãy trích một phần tiền nhỏ trong vốn đầu tư cho việc thiết kế. Lý tưởng nhất là khoảng 10% tổng chi phí đầu tư. Vì nội thất, nếu muốn tiết kiệm thì bạn có thể cân nhắc mua lại những món đồ cũ. Chúng thường có giá khá rẻ, dễ thay mới nhưng cần đánh giá kĩ chất lượng.
Danh mục những món nội thất và trang trí cơ bản gồm:
- Bàn, ghế
- Hệ thống quạt, điều hòa
- Hệ thống âm thanh
- Chi phí lắp đặt mạng
- Chi phí tư vấn thiết kế
- Những đồ trang trí: Tượng nghệ thuật, hoa, tranh ảnh…
1.4. Chi phí nguyên liệu
Chi phí nguyên vật liệu pha chế cũng được tính vào chi phí đầu tư. Thực tế, tùy vào tình hình kinh doanh mà bạn sẽ điều chỉnh và phân bố sao cho hợp lý. Tuy nhiên, để tối ưu hóa được lợi nhuận thì hãy tính toán chi phí này thật cẩn thận. Chẳng hạn, có những nguyên liệu thường xuyên sử dụng như đường, sữa, siro… Vậy nên bạn hãy nhập với số lượng nhiều để được chiết khấu cao.
2. Tầm quan trọng của việc thiết kế quán cafe nhỏ
Theo các nghiên cứu, xu hướng ngày nay của khách hàng không đơn thuần chỉ là cafe ngon nữa. Thay vào đó, họ đặt ra nhiều yêu cầu hơn về dịch vụ và trải nghiệm. Chính vì vậy, với cương vị là một chủ quán, bạn phải đảm bảo tận dụng tối đa những gì mình có. Không gian chính là một trong những số đó.
Nó được thể hiện thông qua màu sắc, thiết kế của nội thất, cách trang trí bức tường hoặc sự phối hợp ánh sáng, âm thanh. Hãy thiết kế làm sao cho quán cafe nhỏ mang một phong cách ấn tượng và làm khách hàng muốn đến thêm nhiều lần nữa.
3. Cách trang trí quán cafe nhỏ thu hút khách hàng
Việc thiết kế quán cafe nhỏ thường khó hơn vì bị hạn chế về diện tích. Điều này khiến bạn phải đau đầu định hình phong cách thiết kế cũng như lựa chọn, bài trí nội thất. Tuy nhiên, không phải vì thế mà không có cách trang trí quán cafe nhỏ để thu hút khách hàng. Sau đây là một vài điều mà bạn cần lưu ý:
- Sử dụng mẫu bàn, ghế dài: Giúp không gian phục vụ được tối ưu hóa, tạo ra sự thông thoáng cần thiết.
- Trang trí tường bằng những bức tranh lớn: Điều này không chỉ tạo ra điểm nhấn mà còn có hiệu ứng mở rộng thị giác. Qua đó, quán cà phê sẽ trở nên thu hút và rộng rãi hơn.
- Phối hợp ánh sáng: Ánh sáng luôn là một trong những yếu tố quan trọng, tạo nên tính thẩm mỹ và cảm xúc cho không gian nội thất. Phối hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và hệ thống đèn chiếu sáng sẽ mang lại bầu không khí dễ chịu, thoải mái, đúng với điều mà mọi khách hàng muốn tìm kiếm khi đến quán cafe.
- Thống nhất chủ đề thiết kế: Có nhiều phong cách thiết kế hiện nay như Vintage, cổ điển, hiện đại, rustic… Nếu đã chọn một phong cách thì hãy thống nhất cho toàn bộ quán, không nên mỗi chỗ một kiểu. Như vậy thì tổng thể thiết kế mới cân bằng, không bị rối mắt.
4. Nội thất trang trí quán cà phê diện tích nhỏ
Diện tích hạn hẹp nên nội thất trang trí cho quán cần chú ý vào kích thước, kiểu dáng. Không cần quá hoành tráng, quan trọng nhất vẫn là gây được ấn tượng và thiện cảm với khách hàng. Muốn vậy, bắt buộc bạn phải tạo sự khác biệt cho quán của mình. Chi tiết cho từng món nội thất cơ bản như sau
4.1. Bàn ghế
- Kích thước: Chiều cao của bàn và ghế phải phù hợp, không quá cao, quá thấp hay chênh lệch nhau quá nhiều để khách hàng cảm thấy thoải mái. Khoảng cách sắp xếp bàn ghế cũng không nên quá gần, sẽ gây bất tiện khi di chuyển.
- Chất liệu: Nếu quán cà phê ngoài trời thì ưu tiên những chất liệu dễ lau chùi, tránh được nắng nóng và ẩm ướt. Đồng thời, cũng nên chọn chất liệu nhẹ để dễ dàng di chuyển khi cần thiết.
- Màu sắc: Lý tưởng nhất là trắng, nâu, beige, đen… Đây là những màu đơn giản, dễ kết hợp với nhiều phong cách.
4.2. Quầy bar pha chế
Đây là nơi cung cấp những đồ uống ngon nhất đến với khách hàng. Vì thế, quầy bar chính là trung tâm, là bộ mặt của quán. Do đó, hãy thật thận trọng khi thiết kế và lựa chọn mẫu quầy bar.
- Kích thước bên ngoài: Chiều cao lý tưởng sẽ nằm trong khoảng 100 – 120cm. Với chiều cao này, nhân viên có thể giao tiếp với khách hàng dễ dàng nhất. Việc order và phục vụ nước uống cũng tiện lợi hơn.
- Kích thước bên trong: Chiều cao lý tưởng là từ 80 – 90cm, vừa đủ để lấy dụng cụ và nguyên liệu pha chế
- Kích thước sàn: Độ rộng tối thiểu là 120cm, không kể diện tích tủ, kệ, quầy.
4.3. Tranh treo tường
- Tranh treo tường phong cách vintage khổ nhỏ: Đây là kiểu tranh được nhiều quán cafe yêu thích, nhất là những quán có diện tích nhỏ bởi sự đơn giản, gần gũi.
- Tranh đóng khung có đèn chiếu sáng: Kết hợp chung với sơn tường màu tối nữa thì bạn sẽ ăn gian được diện tích đáng kể cho quán đó.
- Set tranh đồng bộ: Mang đến sự hài hòa, sống động cho tổng thể kiến trúc.
- Tranh đen trắng ép gỗ: Phù hợp với cả điều kiện đủ hay thiếu sáng. Nó cũng kích thích trí tò mò của người nhìn và làm không gian tường có nhiều khoảng trống hơn.
4.4. Đèn trang trí
Nguyên tắc khi lựa chọn đèn trang trí cho quán cafe nhỏ là chỉ được phép dùng tối đa 2 kiểu đèn. Đương nhiên, kích thước đèn cũng không quá nhỏ hay quá lớn. Màu sắc ánh đèn thì nên chọn những gam màu trung tính, tuyệt đối tránh màu quá sặc sỡ như xanh hay đỏ… Những loại đèn trang trí khá phổ biến hiện nay gồm:
- Đèn ốp tường, ốp trần: Loại này không quá xa lạ nữa vì được sử dụng ở hầu hết các công trình nhà ở. Ưu điểm của đèn này là không chiếm dụng nhiều diện tích.
- Đèn thả: Mẫu đèn đang rất thịnh hành. Ưu điểm của nó là linh hoạt theo thiết kế trần nhà hay điều chỉnh chiều dài dây để hợp với tầm mắt.
- Đèn hắt: Với đặc điểm ánh sáng không lan tỏa mà tập trung vào một phía, không gian quán cafe sẽ có nhiều điểm hơn. Khi muốn khách hàng chú ý vào một khu vực nào đó thì đèn hắt cũng rất phù hợp
- Đèn dây Led: Ánh sáng dịu nhẹ của đèn Led sẽ giúp quán cafe lung linh, huyền ảo và lãng mạn hơn.
5. Mô hình quán cà phê nhỏ đẹp
Trước khi bắt tay vào xây dựng hay chọn đồ nội thất, việc bạn cần làm là xác định mô hình cho quán cafe nhỏ của mình. Nếu chưa có ý tưởng gì trong đầu thì những gợi ý sau đây xứng đáng để bạn tham khảo đó.
5.1. Mô hình quán cafe sách nhỏ
Đối tượng khách hàng chủ yếu mà mô hình quán cafe này hướng đến là học sinh, sinh viên hoặc những người muốn tìm kiếm nơi yên tĩnh để suy nghĩ, làm việc. Do đó, bạn cần sắp xếp sao cho mỗi bàn là một không gian riêng tư để không ai làm ảnh hưởng đến ai. Và đương nhiên, không thể thiếu những kệ trưng bày sách với đa dạng các chủ đề.
5.2. Mô hình quán cafe cóc
Là mô hình thường thấy ở ven đường, trên những vỉa hè hay dưới gốc cây. Chọn mô hình quán kiểu này thì bạn tốn rất ít chi phí cho thiết kế. Danh sách đồ uống cũng không cần quá cầu kỳ, cà phê nâu đá hay đen trắng là đủ để phục vụ khách hàng ngồi nhâm nhi, trò chuyện với bạn bè.
5.3. Mô hình quán cafe sân vườn
Thoải mái, phóng khoáng nhưng lịch sự hơn mô hình quán cóc chính là cafe sân vườn. Tuy nhiên, không ít người thường lầm tưởng cafe sân vườn phải có không gian mở. Nhưng thực tế, nó chỉ là một hình thức của cafe sân vườn. Loại còn lại chính là quán cafe trong nhà nhưng được bố trí nhiều chậu cây cảnh. Đồng thời, chỗ ngồi được sắp xếp hướng ra nơi mang cảm giác thiên nhiên yên bình.
5.4. Mô hình quán cafe Container
Mô hình cafe kiểu này mới du nhập vào Việt Nam nhưng được cả khách hàng và những bạn trẻ khởi nghiệp ưa chuộng. Lợi thế của cafe container là tiết kiệm được nhiều chi phí mặt bằng và thiết kế.
5.5. Mô hình quán cafe take away
Đối tượng khách là những người muốn lấy mang đi nên chỉ cần một thùng cafe di động với một xe đẩy bán hàng là được. Nhìn chung, mô hình này khá dễ thực hiện, có thể linh hoạt địa điểm bán, thích hợp cả với những người đang tìm hiểu việc kinh doanh, buôn bán.
5.6. Mô hình quán cafe Vintage
Đặc trưng của phong cách Vintage là tái hiện lại vẻ đẹp của không gian xưa cũ. Nền nhà lát gạch hoa văn, những khung ảnh đen trắng cũ, những chiếc ghế gỗ sơn màu hay một tấm rèm cửa hoa văn cổ điển. Tất cả tạo nên dấu ấn cổ xưa cho quán cafe Vintage. Hãy đến đây để mọi sự chen chúc, xô bồ của cuộc sống hiện tại được dẹp sang một bên, giúp tâm hồn của bạn thật sự thư giãn, an yên.
6. Mẫu thiết kế quán cafe nhỏ đẹp
Có được một mẫu thiết kế quán cafe nhỏ đẹp – độc – lạ tức là bạn đã nắm trong tay 30% thành công rồi. Bởi vì một quán như vậy mới tạo được hứng thú cho khách hàng đến trải nghiệm dịch vụ.
6.1. Quán cafe đơn giản, nhẹ nhàng
Không quá cầu kỳ trong cách thiết kế, chỉ bày biện những vật dụng cơ bản, màu sơn nhẹ nhàng. Miễn sao là làm cho khách cảm thấy thư thái như đến đây uống cafe.
6.2. Quán cafe phong cách Bohemian
Bohemian hay Boho Chic hoặc ngắn gọn hơn là Boho. Phong cách này bắt nguồn từ Pháp với điểm nhấn là không gian được trang trí sặc sỡ với nhiều hoạt tiết lạ mắt. Nhiều người sẽ cảm thấy nó rất lộn xộn nhưng không hề gây ra cảm giác khó chịu. Ngược lại, sức hút của nó rất lớn, mọi sự sắp xếp đều có ý đồ của người thiết kế trong đó.
6.3. Quán cafe phong cách lãng mạn
Sử dụng những bộ bàn ghế nhỏ, chỉ vừa đủ cho 2 người, tô điểm thêm bằng những vật liệu tự nhiên gỗ, hoa cỏ để tạo không gian lãng mạn. Đồng thời, lấp đầy những bức tường trống trải bằng những set tranh về tình yêu chắc chắn sẽ hấp dẫn nhiều khách hàng đến đây.
6.4. Quán cafe retro
Được trang trí bằng những món đồ khơi gợi lại những kỷ niệm ngày xưa như tivi cũ, phích nước, tủ gỗ, đèn dầu, gạch nền hoa văn đơn giản…
6.5. Quán cafe nhỏ phong cách Bắc Âu
Đây là phong cách kết hợp của 3 đặc trưng: Đơn giản, xu hướng và tính năng. Điểm nhấn nằm ở sự phối hợp các chi tiết như vật liệu gỗ đá, tông màu lạnh trắng xám… Tất cả sẽ đem đến cảm giác dễ chịu, mát mẻ, rất phù hợp với kiểu khí hậu Việt Nam.
6.6. Quán cafe phong cách Co-Working space
Không quá chú trọng vào thiết kế, miễn sao là sự thoải mái, không gian tĩnh lặng để khách hàng có thể thoải mái học tập, nói chuyện riêng tư về công việc.
6.7. Quán cafe phong cách hiện đại
Điều mà khách hàng muốn tìm đến những quán cafe phong cách hiện đại là sự đơn giản, trang nhã nhưng phải có chiều sâu trong thiết kế. Chủ quán phải luôn có những ý tưởng thay đổi để bắt kịp với xu hướng.
6.8. Quán cafe nhỏ phong cách đương đại
Phong cách này có điểm tương đồng với phong cách hiện đại ở chỗ chú trọng vào sự đơn giản. Nhưng điểm nhấn của đương đại là sử dụng những đường cong, khối hình phá cách, không theo quy chuẩn.
6.9. Quán cafe phong cách Pop Art
Đây là phong cách tràn đầy năng lượng, nó nằm ngoài các quy chuẩn thiết kế thông thường, thể hiện ra cá tính của cửa hàng. Cách trang trí nội thất của Pop Art chú trọng vào sự đa sắc màu, kích thích và táo bạo.
6.10. Quán cafe industrial
Đặc trưng để nhận diện ra phong cách Industrial là những bức tường thô ráp, xù xì trông giống như một công xưởng giả lập. Đồ trang trí thì chủ yếu là những vật làm bằng kim loại
6.11. Quán cafe kết hợp boardgame
Kiểu thiết kế có thể hấp dẫn những ai đã và đang yêu thích bộ môn boardgame. Không cần đầu tư quá nhiều cho thiết kế những khu vực khác, thứ khách hàng tìm đến đây là phút giây thoải mái với những trò chơi và ngồi thư giãn uống nước.
6.12. Quán cafe trà sữa
Không gian được thiết kế với kiểu trẻ trung, năng động để thích hợp với đối tượng khách hàng chủ lực mà quán đang hướng đến là học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi
7. Một số lưu ý khi thiết kế quán cafe nhỏ đơn giản
Ngoài việc bài trí làm sao cho đẹp mắt thì sự cân bằng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng là mà điều bạn phải quan tâm. Cho nên, khi thiết kế quán cafe nhỏ, bạn hãy để ý những điều sau:
7.1. Lựa chọn màu sắc quán cafe nhỏ xinh
Cùng một không gian, một diện tích nhưng sử dụng gam màu thì tổng thể sẽ thông thoáng. Nhưng khi sử dụng gam màu lại khác gây ra sự ngột ngạt, khó chịu. Chẳng hạn như không gian màu trắng luôn tạo ra cảm giác rộng rãi, thoải mái hơn không gian màu đen. Do đó, nếu quán cafe đã nhỏ rồi thì nên chọn những tông màu lạnh.
7.2. Nội thất của quán cafe nhỏ và xinh
Khách hàng nào cũng muốn thưởng thức dịch vụ ở một nơi thanh lịch, có tầm nhìn đẹp, tạo ra không gian tốt. Và nội thất đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm này. Đơn cử như bàn ghế, nếu diện tích nhỏ rồi mà còn cố tình chọn loại có kích thước to, vừa chiếm diện tích lại trông kệch cỡm. Đồng thời, bạn cũng phải đảm bảo kết hợp hài hòa với các khía cạnh khác như ánh sáng, tranh ảnh, bình hoa…
7.3. Không gian mở
Không gian mở được coi là “cứu cánh” đối với mô hình quán cafe nhỏ. Thay vì một nơi bó buộc, không gian mở mang đến cho khách hàng sự thoải mái, là nơi hoàn hảo để trò chuyện, tán gẫu cùng bạn bè. Kết hợp với một số bàn ghế đặt trong nhà để phù hợp với những ai cần riêng tư thì quán cafe của bạn vô cùng hoàn hảo.
7.4. Điểm nhấn độc lạ cho quán cafe
Những điểm độc lạ sẽ là yếu tố ghi dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng. Đó có thể là thiết kế không gian, dịch vụ chăm sóc, thậm chí menu đồ uống cũng đủ khiến mọi người muốn quay lại lần nữa. Tuy nhiên, những thứ gì đã quá quen và thấy nhiều lần thì sẽ không còn sức hút nữa. Vì thế hãy cân nhắc đến việc thay đổi những yếu tố này theo chu kỳ.
8. Chi phí thiết kế quán cafe nhỏ đẹp bao nhiêu?
Chi phí thiết kế cho quán cafe nhỏ thường được căn cứ vào tỷ lệ nguồn vốn đầu tư dự kiến. Nhưng để bảo đảm những yêu cầu cơ bản thì ít nhất sẽ phải bỏ ra 20 – 30 triệu. Con số này có thể ít hơn nếu bạn tự mình lên ý tưởng, tái sử dụng những món đồ nội thất cũ. Hay thuê lại những mặt bằng đã có sẵn cửa hàng rồi tu sửa lại cũng là một ý kiến không tồi.
Đó là tất cả những bất động sản ODT muốn chia sẻ đến bạn đọc về chủ đề mô hình quán cafe nhỏ đẹp. Nếu đang có ý định dồn vốn kinh doanh vào đây thì hãy dành thời gian nghiên cứu thật kỹ nhé. Chúc các bạn thành công.