Đài móng và đài cọc là những bộ phận quan trọng của một công trình. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan tới đài móng cọc khi thiết kế, xây dựng nhà ở, công trình. 

1. Khái niệm đài móng và đài cọc

Khái niệm đài móng và đài cọc đài móng cọc

Là những bộ phận quan trọng của một công trình xây dựng, đài móng và đài cọc giúp bảo vệ sự bền vững và kéo dài tuổi thọ của công trình. Nếu một trong hai bộ phận làm sai kỹ thuật, liên kết lỏng lẻo hay phân bố không đều thì công trình có nguy cơ bị nứt vỡ, sụp đổ, gây nguy hiểm tới tính người cho gia chủ và những người xung quanh. Do đó, chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm, kết cấu và những thông số kỹ thuật khi xây dựng đài móng cọc để đảm bảo sự an toàn và bền vững của công trình. 

1.1. Đài móng là gì?

Đài móng là bộ phận phía bên dưới của một công trình, giúp liên kết các cọc nhà với nhau nhằm phân tán trọng lượng từ trên xuống sao cho đồng đều nhất để tránh tình trạng sụt lún, nghiêng đổ nhà có thể xảy ra trong quá trình thi công và sử dụng. Nói một cách khác, đài móng đảm bảo sự vững chắc của một căn nhà thông qua việc cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt và diện tích phần nền móng. Việc xây dựng đài móng cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đã được quy định. 

1.2. Đài cọc là gì?

Đài cọc cũng là một bộ phận của công trình cũng có tác dụng đảm bảo sự bền vững, chắc chắn. Chúng được sử dụng để liên kết các cọc lại với nhau, thông qua đó, làm phân bố đều trọng lực của công trình lên bề mặt và diện tích nền móng. Bên cạnh đó, chúng cũng giúp nâng đỡ trọng lượng của những thiết bị nặng cân, tạo thành phần móng của một toà nhà, điển hình là các căn nhà có nhiều tầng. 

Qua phân tích trên, chúng ta có thể thấy đài móng và đài cọc là hai bộ phận liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời. Chúng cũng không phải là cùng một bộ phận và không thể thay thế nhiệm vụ cho nhau. 

2. Kích thước đài móng cọc 

Kích thước đài móng cọc 

Đài móng có chức năng, vai trò quan trọng trong một công trình xây dựng và không thể thiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo đài móng cọc thực hiện tốt chức năng của nó, giúp bảo vệ chất lượng cua công trình thì chúng phải được thiết kế và tạo ra với kích thước chuẩn và phù hợp nhất. Dưới đây là những tiêu chuẩn về kích thước đài móng cọc mà bạn cần lưu ý.

Khoảng cách từ trung tâm cột biên tới chỗ mép đài phải lớn hơn đường kính cột nhà hoặc chiều dài cạnh bình quân của cọc nhà. Khoảng cách từ cọc tới mép đài phải lớn hơn 150mm. 

Bề rộng bản đáy của đài một hàng hay hai hàng đều phải lớn hơn 2 lần chiều dài cạnh của cọc nhà. Đảm bảo chiều rộng của đài không nhỏ hơn 600mm. Khoảng cách tiêu chuẩn từ mép cọc tới mép đài cần đảm bảo lớn hơn 150mm. 

Độ dày đài móng sẽ được xác định dựa theo yêu cầu của kết cấu bên trên. Nhưng thông thường, nếu tính từ mặt lớp đệm thì độ này này không được nhỏ hơn 300mm. Với những đài móng có hình côn thì độ dày của mép đài lớn hơn 300mmm. 

Đài móng có nhiều hình dáng, kích thước. Trong đó, hình dáng đài móng như thế nào, kích thước lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào diện tích cần thiết để bố trí cọc, đồng thời căn cứ theo quy định về khoảng cách tối thiểu giữa các cọc. 

Độ sâu để chôn đài móng cọc sẽ phụ thuộc vào địa chất của khu vực xây dựng, cấu tạo, đặc điểm của công trình (công trình đó có kho chứa, tầng hầm...), và số tầng của một công trình. 

Chiều cao đài móng cần tính toán thật kỹ để đảm bảo các trị số cần thiết cho độ ngầm của các cọc trong đài. Trường hợp đập đầu cọc nhà ngầm cốt thép bên trong thì chiều dài neo cần trên 20 cho thép có gờ và trên 30 cho thép không gờ.

Đối với các công trình nhà dân dụng, khoảng cách từ mép đài tới mép hàng cọc ở ngoài cùng không được dưới 10cm. Khoảng cách giữa các tim cọc đặt ở gần nhau trong đài cần lớn hơn 3d với cọ ma sát và lớn hơn 2d với các chống.

3. Hình dáng của đài móng 

Đài móng có nhiều hình dáng khác nhau như hình tam giác, hình côn, hình tròn và nhiều hình dạng khác. Hình dáng của đài móng thường ảnh hưởng tới kết cấu công trình. Do đó, tuỳ thuộc vào thiết kế công trình và nền móng, các đơn vị thi công xây dựng sẽ chọn hình dáng đài móng phù hợp để đảm bảo độ bền và an toàn của công trình. 

4. Phân loại đài móng 

Thông thường, người ta phân đài móng thành hai loại là đài cứng và đài mềm. Ngoài ra, người ta còn chia đài móng theo chiều cao, gồm đài móng cao và đài móng thấp. Tương tự với hình dáng, đơn vị thi công cũng dựa vào kết cấu, kiến trúc và thiết kế của nhà ở để lựa chọn loại đài móng phù hợp nhằm đảm bảo sức bền của công trình. 

5. Cách bố trí đài móng cọc 

cách bố trí đài móng cọc

Việc bố trí đài móng cọc một cách hợp lý và khoa học sẽ giúp nâng cao chất lượng công trình, đảm bảo sự vững chắc, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí xây dựng đáng kể vì bạn không cần phải mua nguyên liệu sắt thép dùng trong thi công xây dựng công trình. Dưới đây là cách bố trí thép đài móng cọc chi tiết. 

5.1. Chuẩn bị mặt bằng thi công 

Bước đầu tiên là khảo sát địa chất nơi xây dựng. Điều này giúp chủ thầu và đơn vị thi công đánh giá được điều kiện môi trường, địa chất, khu vực thi công xây dựng để lựa chọn loại đài móng phù hợp. Bên cạnh đó, trước khi xây dựng, đơn vị thi công cần chuẩn bị một mặt bằng phẳng, sạch sẽ và khô ráo để việc thi công được thuận lợi. 

5.2. Trình thị thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép 

Kiểm tra khu đất sắp thi công một cách cẩn thận, đảm bảo khu đất đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và sự an toàn của công trình. Bước tiếp theo là xác định vị trí cần ép cọc. Lắp đặt các thiết bị máy móc thi công theo đúng vị trí trong bản thiết kế. Trước đó, bạn cần đảm bảo rằng các thiết bị hoạt động tốt và đảm bảo độ an toàn cho người thực hiện thi công. 

5.3. Quy trình ép cọc bê tông cốt thép 

Quy trình gồm 5 bước sau:

  • Khảo sát địa hình, địa chất khu đất chuẩn bị thi công, phân tích điều kiện và tính toán móng cọc ép. Sắp xếp khu vực xếp cọc, thay thế các cọc không đảm bảo chất lượng. Định vị và giác móng công trình. 
  • Tiến hành ép cọc bê tông móng nhà: Ép cọc đầu tiên đúng vị trí trong bản thiết kế và điều chỉnh trục dọc thẳng đứng. Lắp nối và ép các đoạn cọc trung gian vào đoạn cọc đầu tiên, căn chỉnh đường trục sao cho trùng với đường trục đầu tiên. Tiếp tục ép các cọc đến độ sâu như bản thiết kế. 
  • Gia công cốt thép: sửa thẳng, đánh gỉ, cắt, uốn, và nối cốt thép. 
  • Hàn, buộc cốt thép thành lưới và tạo khung. 
  • Đổ bê tông móng. 

5.4. Quy định về sai số 

Khi tiến hành ép cọc bê tông cốt thép, cần đảm bảo độ nghiêng của các cọc không vượt quá 1%. Độ cao của đáy đài đầu cọc có sai số không quá 75mm so với bản thiết kế xây dựng ban đầu.