Hợp đồng xây dựng là loại hợp đồng phổ biến, có giá trị về mặt pháp luật trong quá trình thi công xây dựng của một công trình. Vậy hợp đồng xây dựng là gì? Đặc điểm và phân loại chúng như thế nào. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ phân tích và làm rõ những nội dung trên.
Hợp đồng xây dựng là gì?
Để tìm hiểu hợp đồng xây dựng là gì, chúng ta cần nhìn vào khái niệm về loại hợp đồng này trong quy định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng năm 2014. Cụ thể, hợp đồng xây dựng là văn bản thoả thuận, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ và hình thức xử lý vi phạm giữa bên nhận thầu và bên giao thầu trong quá trình thực hiện, thi công một công trình xây dựng.
Bên nhận thầu là các doanh nghiệp xây dựng có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện và bàn giao cho bên giao thầu một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng theo đúng yêu cầu của bên giao thầu trong thời hạn quy định.
Bên giao thầu là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân hay tổ chức xã hội có vốn đầu tư và nhu cầu xây dựng công trình. Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp xây dựng (bên nhận thầu) phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hành nghề xây dựng, có chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để hoàn thành công việc.
Đặc điểm của hợp đồng xây dựng
Về chủ thể, hợp đồng xây dựng được lập ra giữa bên bên giao thầu và bên nhận thầu. Trong đó, bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là nhà thầu chính hoặc tổng thầu khi bên giao thầu là chủ đầu tư. Bên nhận thầu sẽ là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
Về hình thức, hợp đồng xây dựng phải được lập thành văn bản và được ký kết bởi đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng ghi quyền, nghĩa vụ, công việc của các bên tham gia hợp đồng. Bên cạnh đó, hợp đồng xây dựng cũng quy định các hình thức xử lý khi có một bên vi phạm hợp đồng.
Phân loại hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng có nhiều loại
Hợp đồng xây dựng có nhiều loại, được phân loại dựa theo các tiêu chí như nội dung trong hợp đồng, phương thức thực hiện hợp đồng, và mối quan hệ giữa các chủ thể.
Tiêu chí phân loại |
Loại hợp động |
Khái niệm |
Nội dung
|
Hợp động tư vấn xây dựng |
Loại hợp đồng giữa chủ thầu và bên chịu trách nhiệm tư vấn, định hướng trong quá trình thi công |
Hợp đồng thi công xây dựng |
Hợp đồng có nội dung quy định về việc thi công một phần hoặc toàn bộ công trình. |
|
Hợp đồng cung cấp thiết bị |
Hợp đồng quy định việc thực hiện cung cấp các thiết bị công nghệ để lắp đặt, sử dụng trong quá trình thiết kế, thi công công trình |
|
Hợp đồng thiết kế và thi công |
Hợp đồng quy định việc thiết kế và thi công một phần hay toàn bộ hạng mục công trình. |
|
Hợp đồng chìa khoá trao tay |
Loại hợp đồng rộng nhất, bao quát toàn bộ nội dung liên quan đến việc thi công công trình, gồm việc thành lập dự án, thực hiện thiết kế, thi công, và cung cấp các thiết bị công nghệ. |
|
Hợp đồng cung cấp nhân lực |
Loại hợp đồng giữa chủ thầu và bên cung cấp nhân lực và các loại máy móc, thiết bị. |
|
Hình thức và giá hợp đồng
|
Hợp đồng trọn gói |
Hợp đồng không thể thay đổi trong quá trình ký kết, có giá trị trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. |
Hợp đồng theo đơn giá cố định |
Loại hợp đồng có quy định giá cụ thể đối với công việc và khối lượng công việc tương ứng. Mức giá này sẽ không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ những trường hợp bất khả kháng. |
|
Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh |
Hợp đồng có mức giá thay đổi theo từng thời điểm và khối lượng công việc. |
|
Hợp đồng theo mức giá kết hợp |
Loại hợp động có sự kết hợp giữa phương thức tính giá cố định và phương thức tính giá điều chỉnh. |
|
Mối quan hệ giữa các chủ thể
|
Hợp đồng thầu chính |
Loại hợp đồng giữa chủ đầu tư với tổng thầu. |
Hợp đồng thầu phụ |
Loại hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ. |
|
Hợp đồng giao khoán nội bộ |
Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu cùng một cơ quan, tổ chức. |
|
Hợp đồng có yếu tố nước ngoài |
Hợp đồng có 1 trong 2 chủ thể là đơn vị nước ngoài. |
Nguyên tắc của hợp đồng xây dựng
Hợp động xây dựng chỉ có giá trị khi đảm bảo được các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
- Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không vi phạm pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
- Các bên tham gia hợp đồng cần đảm bảo vốn để thanh toán và thực hiện việc thi công xây dựng.
- Hợp đồng cần được ký kết, xây dựng dựa trên thoả thuận, đàm phán và đồng thuận giữa các bên.
- Nếu chủ thể của hợp đồng là liên danh của nhà thầu thì hợp đồng phải có phụ lục thoả thuận liên danh đi kèm. Hợp đồng cần có chữ ký của đại diện các bên.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP, việc ký kết hợp đồng xây dựng cũng cần đáp ứng các nguyên tắc sau:
- Đơn vị nhận thầu cần có chứng chỉ hành nghề, có kinh nghiệm, năng lực và tài chính để thực hiện việc thi công xây dựng công trình. Trong trường hợp một bên là nhà thầu liên danh, thì cần phân chia công việc hợp lý. Nếu hợp đồng có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài thì phải cam kết thuê thêm đơn vị thầu phụ để thực hiện các công việc được giao.
- Một đơn vị đầu tư có thể ký kết với nhiều đơn vị nhận thầu. Bộ hợp đồng của đơn vị đầu tư và các đơn vị nhận thầu cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.
- Tổng thầu có thể thuê nhiều đơn vị thầu phụ nhưng phải có sự chấp thuận của chủ đầu tư. Các hợp đồng cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.
Về nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng:
- Các bên tham gia hợp đồng cần thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Tuân thủ các cam kết ghi trong hợp đồng.
- Trung thực, hợp tác và tuân thủ các quy định trong hợp động.
- Không vi phạm pháp luật, không xâm phạm lợi ích nhà nước, cộng đồng xã hội, các tổ chức, pháp nhân, cá nhân.
Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ 4 điều kiện sau:
- Cá nhân, pháp nhân ký kết hợp đồng xây dựng có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 của Luật Xây dựng năm 2014.
- Bên nhận thầu có đủ năng lực hành nghề, năng lực hoạt động, có kinh nghiệm, kiến thức và tài chính.
- Hợp đồng xây dựng có hiệu lực tại thời điểm được ký kết, chấp nhận bởi 2 bên chủ thể.
Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng
Hợp đồng xây dựng là cơ sở pháp lý cao nhất giữa các bên tham gia hợp đồng
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà các bên liên quan thực hiện. Nó cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp theo quy định của pháp luật trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng.
Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan sẽ dựa vào hợp đồng xây dựng để thực hiện các quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình mà không vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.
Nội dung của hợp đồng xây dựng
- Các điều khoản giải thích các thuật ngữ xuất hiện trong hợp đồng
- Điều khoản quy định các loại văn kiện được sử dụng
- Quy định về công trình thi công
- Các điều khoản về chất lượng công trình
- Quyền về nghĩa vụ của các bên
- Điều khoản về bàn giao và nghiệm thu công trình
- Quy trình thực hiện, thời gian thanh toán
- Pháp lý ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
- Các quy định về các trường hợp tạm dừng hay chấm dứt hợp đồng
- Hình thức xử lý, cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp
- Quy định về trường hợp bất khả kháng.
Tải mẫu hợp đồng xây dựng mới nhất
Hiện nay, với sự phát triển của internet và công nghệ thông tin, chỉ cần một cái click chuột, bạn có thể dễ dàng tìm thấy thông tin và những mẫu hợp đồng xây dựng trên mạng.
Tải mẫu hợp đồng xây dựng chuẩn nhất tại đây.
Trên đây là toàn bộ những thông tin, đặc điểm và phân loại hợp đồng xây dựng. Hi vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức cần thiết, giúp bạn hiểu được hợp đồng xây dựng là gì và những quy định để thành lập một hợp đồng có hiệu lực. Đối với những hợp động có giá trị lớn, bạn nên thuê một đơn vị pháp lý có kinh nghiệm và uy tín để tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hợp đồng để đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, và chặt chẽ.