Bạn đang có ý định mua bán bất động sản và đang cần tìm mẫu hợp đồng môi giới nhà đất? Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ thông tin về hợp đồng môi giới bất động sản mới nhất và chính xác nhất.
1. Hợp đồng môi giới nhà đất là gì?
Hợp đồng môi giới bất động sản là hợp đồng giữa bên được môi giới và bên môi giới. Trong hợp đồng sẽ có những thông tin quan trọng như điều khoản hoa hồng, cách thức chi trả, quyền và nghĩa vụ của bên giao dịch, điều kiện giao dịch theo đúng quy định của pháp luật. Qua hợp đồng môi giới bất động sản, hai bên sẽ hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và thoả thuận của mình và đối phương.
Theo đó, bên môi giới bất động sản sẽ là bên trung gian, kết nối giữa khách hàng, người cần tìm mua một căn hộ, đất nền hay nhà riêng với bên B - người sở hữu khối bất động sản nhà đất và muốn bán. Bên môi giới bất động sản sẽ thuyết phục khách hàng ký vào hợp đồng mua bán nhà đất của bên B. Sau khi giao dịch kết thúc, bên môi giới sẽ nhận được khoản hoa hồng theo giá trị bất động sản được quy định rõ ràng trong hợp đồng.
Hiện nay, nghề môi giới bất động sản được xem là một nghề rất HOT. Môi giới được xem là cầu nối quan trọng giữa người mua, cần thuê và người cần bán, cho thuê bất động sản. Nhờ có môi giới bất động sản mà các giao dịch mua bán nhà đất, cho thuê bất động sản trở nên nhanh chóng, an toàn và dễ dàng hơn.
Hợp đồng môi giới bất động sản có hiệu lực chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện của pháp luật, cụ thể là những yêu cầu bắt buộc dưới đây:
- Yêu cầu sự tham gia của các bên: Gồm bên môi giới đóng vai trò trung gian giới thiệu nhà đất và bên được môi giới có đầy đủ năng lực dân sự.
- Yêu cầu về mặt hình thức: Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất cần điền theo form của Nhà nước. Hợp đồng có giá trị đầy đủ về mặt pháp lý khi có chữ ký hoặc con dấu của các bên tham gia hợp đồng.
- Yêu cầu về mặt nội dung: Hợp đồng cần ghi rõ các điều khoản quy định về điều kiện giao dịch, thời gian thanh toán, khoản hoa hồng cụ thể, quyền và nghĩa vụ của hai bên một cách minh bạch và rõ ràng. Bên cạnh đó, để giao dịch được thực hiện suôn sẻ và nhanh chóng, các bên tham gia cần bổ sung các loại giấy tờ cần thiết.
2. Vai trò của hợp đồng môi giới bất động sản là gì?
Để tìm hiểu mẫu hợp đồng môi giới bất động sản gồm những nội dung như thế nào, trước hết bạn phải hiểu rõ vai trò của nó. Trong một giao dịch nhà đất, hợp đồng môi giới bất động sản cũng có vai trò quan trọng như hợp đồng mua bán nhà đất. Hợp đồng này có ba vai trò sau:
2.1. Quy định đầy đủ và cụ thể quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
Hợp đồng môi giới nhà đất là tài liệu phản ánh quyền lợi và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới. Các bên sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong hợp đồng, trước sự bảo vệ và kiểm chứng của pháp luật. Nếu có bất kỳ vi phạm nào xảy ra thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Thông tin trong hợp đồng sẽ được lưu giữ và bảo mật tuyệt đối.
2.2. Dùng làm căn cứ giải quyết tranh chấp
Hợp đồng môi giới nhà đất là văn bản có giá trị pháp lý quan trọng trước pháp luật, có thể sử dụng làm căn cứ để giải quyết trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp, bất hoà giữa hai bên, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho mình.
2.3. Thể hiện tính chuyên nghiệp và nghiêm túc
Hợp đồng môi giới bất động sản thể hiện tính chuyên nghiệp và nghiêm túc của giao dịch nhà đất. Nó mang tính pháp lý bên trong và là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của khách hàng và bản thân nhà môi giới. Đồng thời, nó cũng thể hiện uy tín của mỗi bên khi tham gia vào giao dịch bất động sản.
2.4. Nội dung của hợp đồng môi giới nhà đất
Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất cần có đầy đủ những nội dung cơ bản dưới đây:
- Thông tin của các bên tham gia hợp đồng: Gồm họ tên, địa chỉ thường trú, ngày sinh, chứng minh thư nhân dân, số tài khoản, số điện thoại liên hệ...
- Thông tin về đối tượng môi giới: Chính là thông tin về tài sản bất động sản được giao dịch. Trong hợp đồng cần ghi rõ chi tiết nhà đất được giao dịch như diện tích, tình hình an ninh, tình trạng sử dụng, cấu trúc, tiện nghi, giá bán bất động sản được thoả thuận...
- Yêu cầu về kết quả khi hợp tác: Hai bên tự thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng.
- Điều khoản hoa hồng, phí thưởng cho bên môi giới: Các bên tự thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Tuy nhiên, cần đáp ứng yêu cầu trong Điều 64 và Điều 65 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.
- Phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán: Các bên tự thoả thuận và ghi trong hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ các bên: Hai bên tự thoả thuận nhưng cần tuân thủ Điều 66 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014.
- Phương án giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp: Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, vi phạm, phương án giải quyết như thế nào? Việc giải quyết các mâu thuẫn sẽ được thực hiện theo tinh thần hợp tác, thoả thuận giữa các bên. Trong trường hợp không giải quyết được, sẽ trình lên Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Các thoả thuận khác trong hợp đồng.
3. Tải mẫu hợp đồng môi giới nhà đất
Hiện nay, việc tìm kiếm mẫu hợp đồng môi giới nhà đất có sẵn vô cùng đơn giản. Các mẫu này đều tuân thủ các điều kiện và quy định của pháp luật. Việc bạn cần làm là điền thông tin đầy đủ để đảm bảo hợp đồng có giá trị về mặt pháp lý. Dưới đây là một số mẫu hợp đồng bạn có thể tham khảo:
4. Cách viết hợp đồng môi giới bất động sản
Bước 1: Xác định nhu cầu giao dịch nhà đất. Đó là mua bán, chuyển nhượng hay cho thuê. Việc xác định được nhu cầu của khách hàng sẽ giúp môi giới bất động sản khoanh vùng được giao dịch và có cách viết phù hợp.
Bước 2: Mô tả chính xác thông tin, đặc điểm của đối tượng môi giới, là bất động sản cần bán. Thông tin càng chân thật càng tốt. Đừng ngại nói ra những nhược điểm của nó. Nếu bạn giấu diếm hay tránh né thì nguy cơ xảy ra mâu thuẫn càng cao.
Bước 3: Ghi yêu cầu về kết quả đạt được, các điều khoản, thoả thuận về quyền lợi, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng môi giới bất động sản.
Bước 4: Ghi rõ quy định về thời hạn môi giới do hai bên tự thoả thuận. Tuy nhiên, thời hạn môi giới càng ngắn càng tốt.
Bước 5: Thù lao, hoa hồng và phương thức thanh toán. Trong hợp đồng cần ghi rõ điều kiện nhận tiền, phương thức thanh toán và cách giải quyết khi khách hàng vi phạm điều khoản thanh toán trong hợp đồng.
Thù lao và hoa hồng là hai khoản tiền khác nhau. Trong đó, thù lao là số tiền công mà bên môi giới được nhận, nó không phụ thuộc vào kết quả giao dịch. Hoa hồng là khoản tiền thưởng, tính theo phần trăm giá trị bất động sản được thoả thuận cụ thể trong hợp đồng.
Bước 6: Chữ ký hoặc con dấu của các bên tham gia giao dịch.
Bên cạnh đó, hợp đồng môi giới bất động sản cần có cấu trúc và hình thức theo quy định của Nhà nước. Cụ thể, nội dung đầu tiên cần phải có là quốc hiệu tiêu ngữ. Quốc hiệu tiêu ngữ cần viết in đậm, đặt về phía bên trái, cách mép trên khoảng 1,5 - 2cm. Tên hợp đồng môi giới nhà đất cần viết in hoa, bôi đậm và căn giữa.
5. Các câu hỏi liên quan
5.1. Hợp đồng môi giới bất động sản có cần công chứng không?
Do tính chất của hợp đồng môi giới bất động sản là thoả thuận giữa khách hàng và người môi giới, do đó việc công chứng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của những người tham gia. Yêu cầu này không bắt buộc. Nếu không công chứng cũng không vi phạm các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, để phiên giao dịch minh bạch và hạn chế rủi ro, bất động sản ODT khuyên bạn nên công chứng hợp đồng. Bởi đây sẽ còn là căn cứ để bảo vệ quyền lợi của bạn khi xảy ra tranh chấp.
5.2. Mức phạt cho hợp đồng không đúng quy định của pháp luật là bao nhiêu?
Khi lập bản hợp đồng môi giới bất động sản, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp vi phạm, mức phạt sẽ là 30 - 40 triệu đồng, theo Điều 58 Nghị định số 139/2007/NĐ - CP.
5.3. Hợp đồng môi giới bất động sản chịu sự điều chỉnh của quy định nào?
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật kinh doanh bất động sản 2014
5.4. Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất có hiệu lực khi nào?
Theo Bộ luật dân sự và Điều 62 Bộ luật kinh doanh bất động sản, hợp đồng môi giới bất động sản có hiệu lực khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu dưới đây:
- Bên môi giới là doanh nghiệp có đầy đủ chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Doanh nghiệp cần có ít nhất 2 cá nhân được cấp chứng chỉ hoặc chứng chỉ đại diện cho doanh nghiệp.
- Cá nhân môi giới bất động sản cần phải có chứng chỉ hành nghề và đăng ký nộp thuế theo quy định pháp luật.
- Tài sản giao dịch hợp pháp, không có tranh chấp, vay nợ hay thuộc diện quy hoạch.
- Hợp đồng cần đề cập rõ ràng đến các vấn đề về thuế thu nhập cá nhân và mức phí doanh nghiệp.
- Nếu hợp đồng được công chứng thì nó có hiệu lực kể từ khi được đóng dấu công chứng. Trong trường hợp không công chứng, thì hợp đồng có hiệu lực khi các bên ký kết và đóng dấu.