Mua bán đất đai bằng giấy tờ viết tay hiện khá phổ biến. Nhưng khi nào giấy mua bán đất viết tay có hiệu lực? Thủ tục cấp sổ bằng giấy viết tay như thế nào? Pháp luật quy định gì về mẫu giấy mua bán đất viết tay? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Mẫu giấy mua bán đất viết tay là gì?

Mẫu giấy mua bán đất viết tay là gì?

Giấy mua bán đất viết tay chính là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không được cơ quan chức năng có thẩm quyền công chứng hay chứng thực theo quy định. Giấy mua bán viết tay có thể hợp đồng được viết tay hoặc hợp đồng được đánh máy. Nội dung trong giấy sẽ thể hiện rõ bên bán, bên mua và chi tiết các điều khoản, thỏa thuận của các bên phải tuân theo.

2. Giấy tờ mua bán đất có hiệu lực pháp lý không?

Người dân phải nắm rõ hiệu lực của giấy tờ mua bán đất viết tay vì không phải thời điểm nào nó cũng có hiệu lực. Mốc thời gian là ngày 01/07/2014 và kèm theo một số điều kiện sau đây:

2.1. Thời điểm trước ngày 01/07/2014

Theo khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
  • Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
  • Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014”.

Hiểu một cách đơn giản, nếu đã chuyển quyền trên thực tế, chưa sang tên trên mặt pháp luật thì không cần làm thủ tục chuyển quyền nữa mà cấp giấy chứng nhận lần đầu luôn. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển nhượng nộp hợp đồng, văn bản chuyển nhượng có công chứng hoặc chứng thực theo quy định.

2.2. Thời điểm sau ngày 01/07/2014

Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ các trường hợp kinh doanh bất động sản mà một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Như vậy thì kể từ ngày 01/07/2014 (Luật Đất đai 2013 có hiệu lực), mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Nhưng, nếu không công chứng mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì vẫn có quyền yêu cầu tòa án công nhận tính hợp pháp của giao dịch (theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

3. Hợp đồng mua bán đất viết tay có phải công chứng không?

Hợp đồng mua bán đất viết tay có phải công chứng không?

Căn cứ theo hiệu lực pháp lý của giấy tờ mua bán đất viết tay kể trên, trường hợp không phải công chứng hợp đồng mua bán đất là khi các bạn chứng minh được mình đã thanh toán tối thiểu 2/3 giá trị hợp đồng. Khi đó, họ có quyền yêu cầu tòa án công nhận tính hợp pháp của giấy tờ viết tay mà không cần công chứng. Còn đâu, tất cả các giao dịch chuyển nhượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Dân sự đều phải có xác nhận của cơ quan thẩm quyền

Khi giấy mua bán đất viết tay không được công nhận hay bị vô hiệu, các bên có thể tự thương lượng, giải quyết với nhau. Chẳng hạn bên bán hoàn trả lại tiền cho bên mua. Còn người mua nhận lại tài sản đã bán. Nhưng thực tế rất khó xảy ra trường hợp này vì các bên không cân bằng được lợi ích và dẫn đến khiếu nại. Cho nên, nếu có điều kiện thì bạn nên công chứng giấy mua bán đất viết tay để tránh tranh chấp sau này.

4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua đất bằng giấy tờ viết tay không công chứng

Căn cứ Điều 82, Nghị định 43/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, khi người đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/07/204 mà bên nhận chuyển quyền sử dụng đất chỉ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên chuyển quyền hoặc giấy tờ mua bán, chuyển nhượng thì việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo trình tự sau:

  • Người nhận chuyển nhượng sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;
  • Văn phòng đăng ký đất đai thông báo bằng văn bản cho bên chuyển nhượng và niêm yết hồ sơ tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có đất. Nếu không có thông tin liên lạc của bên chuyển nhượng thì thông báo 3 số liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi phí sẽ do người nhận chuyển nhượng chi trả.
  • Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có khiếu nại, tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai làm thủ tục đệ trình cấp có thẩm quyền hủy Giấy chứng nhận cũ và cấp giấy chứng nhận mới cho bên nhận chuyển nhượng.
  • Trường hợp phát sinh tranh chấp thì Văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn các bên nộp hồ sơ đến cơ quan chuyên môn để giải quyết theo đúng thẩm quyền và đúng theo quy định pháp luật.

5. Những chú ý khi viết giấy tờ mua bán đất

Những chú ý khi viết giấy tờ mua bán đất

Để hạn chế rủi ro, trước khi ký tên vào giấy tờ mua bán đất viết tay, bạn cần chú ý:

  • Theo quy định hiện hành, nhà đất chưa có sổ đỏ rất khó để giao dịch. Do đó, nếu người bán chưa làm thủ tục cấp sổ thì bạn hãy đề nghị họ làm thủ tục.
  • Cần phân biệt rõ đất không đủ điều kiện cấp sổ và đất chưa làm sổ đỏ nhưng đủ điều kiện. Những trường hợp có thể mua bán mà không cần sổ đỏ như: Đất sử dụng ổn định lâu dài, không tranh chấp, đất thuộc diện thừa kế, đất không thuộc diện bị kê biên để thi hành án.

6. Mẫu hợp đồng mua bán đất viết tay

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——***——

……, ngày …… tháng …… năm ……

 

HỢP ĐỒNG MUA BÁN  ĐẤT

 

BÊN BÁN (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông/ Bà: …………………………………………(ĐIỀN ĐẦY ĐỦ HỌ VÀ TÊN)

CMND/CCCD: …………….  Nơi cấp:…………… Ngày cấp:…………………..

Hộ khẩu đăng ký thường trú:……………………………………………………...

BÊN MUA (Sau đây gọi tắt là Bên B)

Ông/ Bà: ………………………………………....(ĐIỀN ĐẦY ĐỦ HỌ VÀ TÊN)

CMND/CCCD: …………….  Nơi cấp:…………… Ngày cấp:…………………..

Hộ khẩu đăng ký thường trú:……………………………………………………...

Bằng hợp đồng này, Hai bên thỏa thuận việc mua bán căn hộ/ mảnh đất với những thỏa thuận sau đây :

Điều 1: Đối tượng của hợp đồng

  1. Đối tượng của hợp đồng này là thửa đất tại ……………………………………..

……………………………………………………………………………………

- Thửa đất số: ……………………………………………………………………..

- Tờ bản đồ số: ……………………………………………………………………

- Diện tích: …………………………………………………………………….m2

- Hình thức sử dụng riêng: …………………………………………………….m2

  1. Bên B là chủ sở hữu sử dụng đất mảnh đất nói trên theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với số hiệu là…………………………………. cấp ngày……………………………………..

do …………………………………………………………………………….cấp.

Điều 2: Giá và phương thức thanh toán

  1. Giá bên A phải thanh toán cho toàn bộ căn nhà là: ……………..………. (bằng chữ: ………………………………………………………………………..…....).
  2. Bên A thanh toán một lần cho bên B bằng đồng việt nam.
  3. Bên A giao và Bên B nhận đủ số tiền mua bán thửa đất nêu trên. Việc giao và nhận số tiền nêu trên do các bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 3: Giao nhận đất và các giấy tờ 

  1. Bên B giao và Bên A thửa đất đúng như thực trạng nêu trên vào ngày ..........tháng............năm...............; 
  2. Bên B giao và Bên A nhận bản photo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ” vào ngày….…. tháng........... năm.............

Điều 4: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, hai bên sẽ cùng thương lượng, giải quyết. Trường hợp không thể tự giải quyết, sẽ nhờ cơ quan chức năng hòa giải. Trường hợp sau cùng là nộp hồ sơ đến Tòa án Nhân dân để phân xử theo quy định của pháp luật

Điều 5: Cam kết của các bên

Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin sau đây:

  1. Bên A cam kết :
  2. Thửa đất nêu trên :

- Thuộc quyền sở hữu của Bên B;

- Không bị tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền thừa kế;

- Không bị thế chấp, bảo lãnh, mua bán, tặng cho, trao đổi, kê khai làm vốn của doanh nghiệp hoặc thực hiện nghĩa vụ khác;

- Không bị cơ quan nhà nước thu hồi, thuộc diện thi hành án

  1. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thỏa thuận với Bên B đã ghi trong hợp đồng này.
  2. Bên B cam kết:
  3. Đã hiểu rõ về nguồn gốc đất đai, thực trạng và pháp lý của thửa đất nhận chuyển quyền. Đồng thời, không có khiếu nại gì về việc công chứng hợp đồng này.
  4. Thực hiện đúng và đầy đủ những thỏa thuận với Bên A đã ghi trong hợp đồng này;
  5. Phần diện tích ngoài chủ quyền, vi phạm quy hoạch, Bên B cam kết chấp hành theo các quy định của Nhà nước.
  6. Cam kết của cả hai bên
  7. Đã khai đúng sự thật và chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thông tin đã ghi trong hợp đồng
  8. Nghiêm túc thực hiện tất cả những nội dung và điều khoản đã thỏa thuận. Nếu một bên vi phạm thì bên còn lại có quyền đòi bồi thường, khắc phục hậu quả.

Điều 6. Điều khoản thi hành

  1. Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc (chứng thực) này, 
  2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này và đồng ý với tất cả những điều khoản đã ghi.
  3. Hợp đồng được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 01 (một) bản để thực hiện.

BÊN MUA

 

 

 

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN BÁN

 

 

 

(Ký và ghi rõ họ tên)

Đó là tất cả những nội dung quan trọng nhất về mẫu giấy mua bán đất viết tay. Vấn đề này là thắc mắc chung của nhiều người nên hãy chia sẻ rộng rãi nhé. Và cũng đừng quên ghé thăm bất động sản ODT thường xuyên để cập nhật những tin tức về nhà đất, thiết kế, xây dựng.