Sở hữu một mái nhà là mơ ước của tất cả mọi người. Trong đó, nhà cấp 4 mái tôn vừa tiết kiệm được tiền của, công sức, lại đảm bảo tính thẩm mỹ và lâu dài nên rất nhiều gia chủ lựa chọn. Nếu bạn cũng đang có dự định thiết kế mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đơn giản thì không thể bỏ qua bài viết này được.
1. Nhà cấp 4 mái tôn có ưu và nhược điểm gì?
Thực chất, nhà cấp 4 là những mẫu nhà có thiết kế không phức tạp về hình khối kiến trúc và thường được xây trên những mảnh đất hình chữ nhật. Còn nhà cấp 4 mái tôn chính là phần phía trước của những căn nhà này được lợp bằng mái tôn thay vì dùng mái ngói hoặc mái thái. Vậy thiết kế này có ưu, nhược điểm gì mà được ưa chuộng như vậy:
1.1 Ưu điểm
- Đơn giản, tinh tế: Không đặt nặng quá kiến trúc nội, ngoại thất nên tổng thể mẫu nhà này chỉ gồm những khối hình nhẹ nhàng, hoa văn tinh tế, sắc nét. Đường gờ hay len tường rất hiếm xuất hiện trong mẫu nhà kiểu này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tạo điểm nhấn cho căn nhà. Chẳng hạn như phần mặt tiền kết hợp độc đáo với phần giật cấp. Hay trang trí đồng bộ với hệ thống cửa chính cũng là một ý tưởng không tồi.
- Thi công nhanh chóng: So với những mẫu nhà khác thì nhà cấp 4 mái tôn nhanh hơn rất nhiều. Một phần thiết kế đơn giản, một phần vì hệ thống mái sẵn có, mất ít thời gian thực hiện.
- Cần ít vốn: Do không cầu kỳ về hình thức lẫn thiết kế nên gia chủ không mất nhiều chi phí cho nguyên vật liệu xây dựng. Trung bình, chỉ cần bỏ ra khoảng 200 – 300 triệu đồng là đã có thể xây dựng được một căn nhà đầy đủ công năng.
1.2 Nhược điểm
- Khả năng chống ồn, chống nóng kém: Khác với bê tông và ngói, tôn không có khả năng hấp thụ hay thoát nhiệt. Như vậy thì nhà mái tôn không có tác dụng chống nóng. Vào mùa mưa, do không có độ dốc lớn hay rãnh thoát nên tiếng mưa rơi có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật hiện đại mà tôn hiện giờ đã ít nhiều khắc phục được nhược điểm này.
- Độ bền chưa cao: Thời gian sử dụng đa phần ngắn hơn các loại mái khác.
2. Một số loại tôn phổ biến hiện nay
Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các loại tôn cho nhà cấp 4 hiện giờ đa dạng về chủng loại, tính năng, chất liệu… Dưới đây là một số loại tôn phổ biến trên thị trường:
2.1 Tôn lợp giả ngói
Tôn lợp giả ngói là thép cán mỏng được mạ một lớp hợp kim nhôm kẽm hoặc kẽm. Loại tôn này thường được dùng cho những ngôi nhà có kiến trúc nhiều mái, mái đa tầng, mái yêu cầu có độ dốc, kiểu dáng, thiết kế giống hệt mái ngói.
Đặc điểm nổi trội của tôn lợp giả ngói là nhẹ hơn gạch ngói bình thường. Cho nên, nó sẽ làm giảm áp lực mà khung sườn, cột, móng nhà phải chịu. Để tăng tính thẩm mỹ, tôn này đang được sản xuất theo dạng ngói tây với nhiều màu sắc bắt mắt. Độ dày cũng được cải thiện để tăng thời gian sử dụng.
Cũng như các loại tôn khác, tôn lợp giả ngói giúp gia chủ tiết kiệm chi phí xây dựng. Khi sử dụng tôn cần lưu ý bắt vít liên kết chặt với xà gỗ để đảm bảo không bị gãy mũi hay bị bung ra trong quá trình sử dụng.
2.2 Tôn lạnh
Điểm đặc biệt của tôn lạnh chính là khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời. Ban ngày, tôn sẽ hấp thụ phần lớn nhiệt năng và ban đêm sẽ tỏa ra để tránh truyền nhiệt vào bên trong. Do đó, những căn nhà sử dụng tôn lạnh làm mái hay vách ngăn sẽ có không gian mát mẻ, thoáng đãng. Đặc biệt với những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng chiếu quanh năm thì nó chính là vật liệu “bất ly thân” với mọi công trình.
Về kết cấu, tôn lạnh chỉ có 1 lớp, được phủ bên ngoài là hợp kim nhôm kẽm. Trong đó, 55% là nhôm, 43,5% là kẽm 1,5% còn lại là silicon. Thành phần và tỉ lệ này giúp tôn lạnh có khả năng chống ăn mòn vượt trội hơn các loại tôn thường thấy. Tuổi thọ vì thế mà cũng cao hơn gấp 4 lần.
2.3 Tôn cách nhiệt
Tôn cách nhiệt hay tôn PU, PE hay tôn mát là loại tôn ngăn cản sự hấp thụ nhiệt vào bên trong căn nhà. Về cấu tạo, loại tôn cách nhiệt gồm 3 lớp như sau:
- Lớp tôn bề mặt: Lớp này sử dụng lớp tráng Polyester, có nhiệm vụ tạo độ bóng, giúp tôn luôn được bảo vệ và trông luôn mới.
- Lớp phủ PU với mật độ cao: Vai trò chính là gia tăng độ bền vững cho tôn. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng cách âm, cách nhiệt.
- Lớp PP/PVC: Hạn chế tối đa nguy cơ cháy. Qua đó, không làm mất mỹ quan cho phần mái nhà.
2.4 Tôn cản sóng
Ngày nay, tôn cản sóng được sử dụng trong nhà cấp 4 khá nhiều. Không giống như tôn cách nhiệt, tôn cản sóng không có lớp xốp hay phủ lớp PU bên ngoài. Nhưng với thiết kế sóng nhẹ nhàng, nó sẽ tăng giá trị thẩm mỹ, giúp tôn lên vẻ đẹp của căn nhà. Thị trường tôn cản sóng khá đa dạng về chủng loại, chẳng hạn như: Tôn 5 sóng, tôn 7 sóng, tôn 11 sóng…
2.5 Tôn mạ kẽm
Đặc điểm của tôn này là nhẹ, chống gỉ tốt, độ bền cao và vận chuyển dễ dàng. Với điều kiện thời tiết như Việt Nam, tôn mạ kẽm rất phù hợp
3. Các mẫu thiết kế mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đơn giản, sang trọng và tinh tế
3.1 Mẫu nhà 5x20m
Với kích thước như trên, mẫu nhà sẽ có dạng ống, ăn sâu vào bên trong. Phần phía trước nổi bật bởi thiết kế hai cột trụ vuông, gỗ đá tự nhiên để thu hút mọi ánh nhìn. Phần mái tôn được làm giả kiểu mái thái giật cấp và nên có màu sắc tương đồng với màu sơn nhà và viền gỗ trang trí. Hệ thống cửa sổ, cửa ra vào có thể lựa chọn kính xingfa vàng nâu để tạo điểm nhấn.
Về mặt bằng sử dụng, ngay khi bước vào từ cổng chính là phòng khách. Kế đó là vách gỗ nghệ thuật để ngăn với khu ăn uống và bếp núc. Đối diện là một phòng ngủ và khu vệ sinh. Cuối cùng là hai phòng ngủ nằm ở hai phía.
3.2 Mẫu nhà 3 phòng ngủ
Về ngoại thất, mẫu nhà gây ấn tượng mạnh dù chỉ nhìn qua một lần. Phần cột trụ nhà làm bằng những cây gỗ nâu to bản. Đồng bộ với nó là hệ thống cửa sổ, cửa ra vào cũng là gỗ nhưng thiết kế dưới dạng vách đổ, ô lưới, làm tăng vẻ cổ điển, trang nhã. Phần nền nhà, chân tường, bậc tam cấp được ốp đá, tạo cảm giác bề thế, vững chắc.
Riêng phần mái, là tôn lợp giả mái màu xám, khối hình chữ A. Kết hợp với không gian xanh phía trước hay xung quanh căn nhà sẽ giúp tổng thể thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên hơn.
Về mặt bằng thiết kế, phòng khách và khu thờ phụng sẽ nằm ở trung tâm của căn nhà, hướng tầm nhìn ra công chính. Bên tay trái là không gian bố trí hai phòng ngủ. Bên tay phải là một phòng ngủ nằm liền kề với phòng khách. Diện tích đối diện sẽ là khu bếp, ăn uống và vệ sinh hàng ngày.
3.3 Mẫu nhà gác lửng 2 phòng ngủ
Mẫu thiết kế này tiếp tục lấy cột ốp tự nhiên màu xám ở hai bên công chỉnh làm điểm nhấn. Hệ nhôm xingfa màu nâu cà phê được áp dụng ở tất cả các hệ thống cửa. Các kiến trúc sư cũng bố trí thêm các gờ màu nâu xám để tăng sự cuốn hút cho khu vực mặt tiền. Phần sân vui chơi có thể sử dụng gạch ốp trắng, lát trên nền cỏ xanh.
Về mặt bằng, mẫu nhà có thêm tầng gác lửng. Trong đó, tầng 1 sẽ bố trí phòng khách liên thông với khu bếp và ngăn cách với nhau bằng chính cầu thang dẫn lên tầng lửng. Góc trong cùng là phòng ngủ và một nhà vệ sinh dùng chung. Tầng lửng sẽ bố trí phòng thờ, phòng ngủ. Cuối hành lang sẽ có một khu vệ sinh nữa. Còn một phần diện tích nhỏ, gia chủ có thể lựa chọn làm phòng sách, phòng làm việc, khu thể dục… tùy theo mục đích của mình.
3.4 Mẫu nhà kiểu chữ L
Mẫu nhà này có vẻ ngoài phóng khoáng. Điểm thu hút của mẫu nhà này là hệ thống mái giả với tông màu nổi bật xanh dương. Trụ cốt cứng cáp được ốp lát nghệ thuật. Sơn tường và hệ thống cửa nên chọn tone màu trắng. Khoảng sân phía trước có thể bố trí thêm hòn non bộ hoặc tiểu cảnh để tăng sinh khí, sức sống tươi mới cho căn nhà.
Mặt bằng thiết kế phòng khách vẫn sẽ từ sảnh chính đi vào. Liền kề với đó là phòng ngủ với tầm nhìn hướng ra sân vườn. Đi sâu vào trong là 2 phòng ngủ có diện tích nhỏ hơn và phòng sinh hoạt chung. Phần đuôi chữ L sẽ có một cổng phụ và là không gian cho nấu nướng, ăn uống hàng ngày.
4. Dự tính chi phí xây dựng nhà cấp 4 mái tôn
Rất khó để nói được chính xác chi phí xây dựng nhà cấp 4 mái tôn là bao nhiêu vì nó còn phụ thuộc vào diện tích, nguyên vật liệu, đơn vị thi công, chi phí nhân công… Ngoài diện tích ra thì những yếu tố khác liên tục thay đổi khiến việc đưa ra một con số cụ thể là không khả thi. Nhưng để bạn đọc có thể hình dung được thì chúng tôi sẽ tạm dự toán như sau:
Giả định nhà cấp 4 có chiều rộng x chiều dài là 4m×15m, tương đương diện tích 60m2. Theo đó,
- Phần móng: Chi phí khoảng 60m2x900.000 đồng/m2 = 54 triệu đồng. Trong đó, đơn giá cho vật liệu là 500.000 đồng/m2, chi phí nhân công là 400.000 đồng/m2
- Phần trệt: 60m2 x 3 triệu đồng/m2 = 180 triệu đồng Trong đó, đơn giá cho phần thô là 2,15 triệu đồng/m2; hoàn thiện là 850.000 đồng/m2
- Phần mái: Diện tích tôn cần thiết là 40m2. Đơn giá tôn 600.000 đồng/m2, chi phí nhân công 200.000 đồng/m2 nên tổng chi phí là 32 triệu.
Như vậy: Tổng chi phí ước tính khi xây nhà là khoảng 266 triệu đồng.
Với những chia sẻ trên, bạn đọc hẳn là đã bỏ túi được cho mình những mẫu thiết kế mặt tiền nhà cấp 4 mái tôn đang thịnh hành. Đừng quên truy cập vào bất động sản ODT hàng ngày để có thêm kinh nghiệm xây dựng, mua bán, cho thuê nhà đất nhé