Nhắc tới biệt phủ, chắc hẳn nhiều người sẽ gợi nhớ đến những nơi ở rộng lớn dành cho giới nhà giàu, người có điều kiện kinh tế, tầng lớp địa vị cao. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ đặc điểm, thiết kế xây dựng của biệt phủ. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về loại hình nhà ở này.
1. Biệt phủ là gì?
Trước tiên, “biệt phủ” không phải là một từ thuần Việt, nó có nguồn gốc tiếng Hán. Mỗi từ trong “biệt phủ” đều có ý nghĩa khác nhau. “Biệt” có nghĩa là riêng biệt, tách biệt hoàn toàn. Còn trong tiếng Latin, nó được hiểu giống với “biệt phủ, tức là một căn nhà tách biệt với không gian bên ngoài.
Còn “phủ”, tùy vào trường hợp sử dụng mà nó có thể hiểu theo 1 trong 6 ý nghĩa sau:
- Là cơ quan chính quyền, chuyên giải quyết công vụ và làm nhiệm vụ biện lý của quan lại thời xưa như: Quan phủ, tỉnh phủ, phủ đàng, phủ đàng
- Là nơi ở của tầng lớp quý tộc, quan lớn, vương hầu thời xưa như: Phủ đệ, phủ vương gia…
- Là tụ tập của một nhóm người nhất định như: Học phủ.
- Để gọi một nơi trang nghiêm, tôn kính như nhà ở của những đối tượng có chức vụ lớn như: Phủ tể tướng, phủ chúa
- Là nơi lưu trữ sách vở, tài liệu quan trọng của cơ quan địa phương
- Là khu hành chính có cấp bậc cao hơn huyện ngày xưa, chẳng hạn: Phủ doãn, phủ Khai phong, châu phủ…
Tóm lại, biệt phủ là một công trình có quy mô lớn, trang nghiêm, tách biệt với bên ngoài và chuyên làm nơi ở cho những người quyền thế, chức vụ cao hay những hộ gia đình, cá nhân có dư dả tiền bạc.
2. Ưu điểm của biệt phủ
Biệt phủ ngày càng được giới quan chức, người có điều kiện yêu thích và lựa chọn làm nơi sinh sống, nghỉ dưỡng Một vài ưu điểm vượt trội của biệt phủ có thể kể đến là:
Diện tích rộng lớn: Biệt phủ không chỉ bao gồm nơi ở mà còn bao gồm nhiều công trình phức hợp khác như hồ bơi, hồ nuôi cá, hòn non bộ, sân thể thao, cây xanh… Cho nên, biệt phủ đòi hỏi diện tích lớn để có thể bao gồm những thứ này.
Không gian sống thoải mái, thoáng đãng: Nhìn chung, tất cả các thiết kế trong biệt phủ đều được thiết kế để gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, chính bởi tính biệt lập mà biệt phủ vô cùng yên tĩnh, ít chịu ảnh hưởng bởi khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn từ bên ngoài. Do đó, đây là nơi nghỉ ngơi vô cùng lý tưởng.
Thiết kế đẹp, trang trí cầu kỳ: Biệt phủ rất chú trọng vào tiểu tiết. Nhìn tổng thể thì hoành tráng, từng món đồ nội, ngoại thất lại được thiết kế tỉ mỉ, công phu. Các đồ vật trang trí xung quanh biệt phủ cũng rất “hoành tráng”, tô điểm cho không gian sống thêm phần ấn tượng, sang trọng.
Hiện nay, các mẫu biệt phủ thường được thiết kế theo kiểu pha trộn giữa cổ điển và hiện đại. Vừa có những ngôi nhà lớn, vừa có những công trình nhỏ khác nhau để phục vụ nhiều mục đích của gia chủ và các thành viên.
3. Thiết kế và xây dựng biệt phủ
Muốn phát huy được hết những ưu điểm trên của biệt phủ đòi hỏi gia chủ phải nghiên cứu cẩn trọng. Không phải cứ to, rộng rãi là đủ hay quá chú trọng tiểu tiết mà quên đi tổng thể. Một vài lưu ý quan trọng về thiết kế và xây dựng có thể kể đến như:
3.1 Diện tích đất
Diện tích đất hay diện tích mặt bằng là yếu tố đầu tiên phải quan tâm, có vai trò quyết định đến công năng và thẩm mỹ chung cho biệt phủ. Với mỗi diện tích, hình thái lô đất khác nhau mà gia chủ và kiến trúc sư lại phải tính toán từng chi tiết, từng hạng mục công trình sao cho hài hòa, cân đối mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của mình.
Để không trống trải, lạc lõng, khoảng không gian bên ngoài, sân vườn phải có sự tương đồng với nhau. Qua đó, sẽ tạo nên một kiến trúc hòa hợp, đầy đủ tiện ích và mang lại cảm giác thư thái cho gia đình bạn.
3.2 Phong cách biệt phủ
Phần lớn, các biệt phủ đều có một phong cách thiết kế riêng, độc nhất. Nhưng điểm chung vẫn là chú trọng vào từng chi tiết nhỏ nhặt. Nó đòi hỏi kiến trúc sư phải có đầu óc sáng tạo, tưởng tượng phong phú để tạo nên một biệt phủ không sao chép, không “đụng hàng” với bất kỳ một gian nhà nào khác.
Để làm được như vậy, gia chủ và kiến trúc sư phải thống nhất những yếu tố và mình mong muốn có căn biệt phủ. Chẳng hạn như màu sắc, thiết kế ngoại cảnh, vật liệu chủ đạo, phân chia các khu vực ra làm sao, yếu tố phong thủy… Cuối cùng, sản phẩm tạo ra sẽ rất ấn tượng, đảm bảo cả mỹ quan lẫn công năng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của đại gia đình.
3.3 Cảnh quan sân vườn
Nếu như ví căn nhà là trung tâm của biệt phủ thì cảnh quan sân vườn lại là yếu tố tô điểm, tạo điểm nhấn. Từng yếu tố, vật dụng trong sân vườn cần được sắp đặt hợp lý, có sự nhất quán với tổng thể không gian sống nhưng không được thừa thãi. Tất cả sẽ giúp biệt phủ trở nên tinh tế, đủ công năng cần thiết mà vẫn đậm chất riêng.
3.4 Phong thủy biệt phủ
Nghiên cứu phong thủy là một yếu tố cần thiết khi xây dựng bất kỳ một công trình nào. Bởi lẽ, phong thủy tốt sẽ mang lại may mắn, tiền bạc, vận may cho gia chủ. Và hơn hết, nó có ảnh hưởng đến hậu vận của những người sẽ sinh sống ở đó.
Những điểm quan trọng trong biệt phủ cần phải chú ý đến phong thủy gồm: Hướng nhà, lưng nhà, cổng chính, lối đi, tiểu cảnh, hòn non bộ,… để hợp với bản mệnh của gia chủ, đón tài lộc, thu hút vận khí tốt và xua đuổi tà khí, những điều không may đi xa. Nếu gia chủ muốn gia đạo yên ấm, hạnh phúc và thành công trong công việc, sự nghiệp thì cần đặc biệt chú ý đến hành Thổ khi thiết kế, xây dựng.
4. Top 3 biệt phủ “khủng” nhất Việt Nam
Trải dài từ Bắc vào Nam, có rất nhiều biệt phủ với quy mô từ lớn đến nhỏ. Nếu bạn chưa biết thì dưới đây sẽ là những biệt phủ hoành tráng, xa hoa bậc nhất:
4.1 Biệt phủ lớn nhất Việt Nam
Danh hiệu này được trao cho một biệt phủ trăm tỷ ở tỉnh Bắc Ninh. Chủ sở hữu biệt phủ này là đại gia Nguyễn Thành Bút – người tự xưng là có thể sai bảo được thánh thần. Toàn bộ biệt phủ được xây dựng trên mảnh đất rộng tới vài chục nghìn mét vuông, có một mặt giáp với đường liên xã.
Phần mặt tiền vô cùng ấn tượng ngôi nhà sàn lớn có 24 cột làm bằng gỗ lim và đế đá. Toàn bộ sàn nhà phía trước cũng đều sử dụng những loại gỗ quý hiếm và được điêu khắc bởi những thợ thủ công giỏi nhất từ khắp các tỉnh thành.
4.2 Biệt phủ ở Hải Dương
Biệt phủ này có tên gọi là “Phủ Mẫu The” do được xây dựng bởi bà Đoàn Thị The. Biệt phủ hiện đang tọa lạc ở làng Vũ Xá, xã Ái Quốc, thành phố Hải Dương. Nổi bật của biệt phủ khi nhìn từ xa là ba tòa tháp cao chót vót.
Tuy chỉ rộng khoảng vài nghìn mét vuông, ít hơn nhiều so với biệt phủ ở Bắc Ninh nhưng Phủ Mẫu The có kiến trúc độc đáo, thiết kế cầu kỳ và không kém phần hoành tráng. Người ta ước tính, chi phí để hoàn thành biệt phủ cũng có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng.
4.3 Biệt phủ Thành Chương
Cụ thể, biệt phủ này được xây dựng trên một đồi trọc ở xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Trước đây, khu vực này chỉ là một vùng đất khô cằn nhưng họa sĩ Thành Chương đã về đây xây dựng nên một tòa biệt phủ mang hơi hướng cổ xưa.
Nếu có một lần được đến đây, bạn sẽ hiểu thế nào là một biệt phủ điển hình. Không gian sống mang hơi thở văn hóa truyền thống. Từ sàn nhà, vách ngăn, cổ thụ, cây đa, hồ cá, đầm cá, hà Tường Vân… cho vật trang trí trong nhà đều đậm chất Việt Nam. Mỗi năm, biệt phủ đón tiếp rất nhiều lượt khách đến tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, có một không hai này.
Như vậy bạn đọc đã hiểu biệt phủ là gì và những điểm cần lưu ý khi xây dựng biệt phủ rồi phải không. Bất động sản ODT còn rất nhiều các chia sẻ khác về xây dựng, phong thủy, kiến trúc, mua bán và cho thuê nhà đất. Do đó, đừng quên truy cập ODT thường xuyên nhé.