Tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, nguồn cung nhà ở xã hội ngày càng ít, thậm chí dẫn tới khan hiếm, quỹ đất xây dựng sản phẩm này cũng dần mất hút.

ly-do-tphcm-va-ha-noi-khan-hiem-nha-o-xa-hoi

Cần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội hiện nay

Theo quy định Nghị định 100 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại cần dành 20% quỹ đất trong dự án để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế, các chủ đầu tư chưa thực hiện đúng theo Nghị định 100 năm 2015 của Chính phủ, dẫn tới việc nguồn cung nhà ở xã hội tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM ngày càng ít, dẫn tới sản phẩm ngày dần khan hiếm trên thị trường, thậm chí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cũng biến mất.

Cụ thể, như ở Hồ Chí Minh, giai đoạn từ 2016 – 2020, thành phố đã có 23 dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng hơn 1 triệu m2 sàn nhà ở ra thị trường, tương đương 17.900 căn hộ. Tuy nhiên, con số này còn quá thấp khi mà nhu cầu nhà ở xã hội trong giai đoạn này lên tới 80.000 căn hộ.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bất động sản đang có sự mâu thuẫn giữa lợi ích của người dân, của Nhà nước, của doanh nghiệp trong việc phát triển quỹ đất hiện nay.

Nếu không có các biện pháp để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nhà ở xã hội, thì trong thời gian tới, sản phẩm này có thể bị “tuyệt chủng”.

Các doanh nghiệp cần phải nhận định rằng việc phát triển đô thị là lợi ích cộng đồng, quốc gia và lợi ích của người dân. Nhằm tạo quỹ đất cho việc xây dựng nhà ở xã hội, Nhà nước cần phải xây dựng những chính sách, cơ chế và hành lang pháp lý cụ thể.

Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung nhà ở xã hội. Chính sách tổng thể đối với nhà ở xã hội hiện nay vẫn chưa cụ thể, chưa hiện thực hoá, chưa khuyến khích được các nguồn lực xã hội tham gia.

Do đó, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là phải có cơ chế thoáng hơn, hành lang pháp lý và cơ chế chính sách phải tạo điều kiện để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ một cách nhanh nhất.

Các sở ngành cần phải phối hợp để giải quyết tình trạng quỹ đất khan hiếm, giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp.

TP.HCM phấn đấu trong năm 2025, tổng diện tích nhà ở xây dựng moăis đạt 50 triệu m2, đáp ứng chỉ tiêu bình quân 23,5m2/người. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố sẽ ưu tiên sử dụng vốn ngân sách để xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước.