Khi căn nhà của bạn bắt đầu xuống cấp, hư hỏng, xập xệ,… thì đã đến lúc, bạn cần sửa nhà. Tuy nhiên, việc sửa nhà cũng cần thực hiện đúng cách để hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Dưới đây, bất động sản ODT sẽ chia sẻ những kinh nghiệm sửa nhà giúp bạn tránh được những sai lầm có thể xảy ra.
Kinh nghiệm sửa nhà - Phương án và mục đích sửa chữa
Trước khi bắt tay vào việc sửa chữa, cải tạo, bạn cần phải biết căn nhà của mình gặp vấn đề gì, hỏng hóc ở đâu để từ đó lên phương án sửa chữa. Việc sửa nhà không có phương án, không có mục đích rất dễ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng, tốn thời gian và tiền bạc.
Thay vào đó, nếu bạn có một kế hoạch tu sửa nhà càng đầy đủ, chi tiết thì quá trình sửa chữa, cải tạo sẽ diễn ra một cách thuận lợi và suôn sẻ. Ngoài ra, bạn cần nhớ rằng, ngôi nhà là một cấu trúc hoàn chỉnh nên không gian sử dụng các phòng có liên quan mật thiết đến nhau. Cụ thể, nếu bạn mới cơi nới phòng khách thì các phòng khác trong nhà cần phải thu hẹp lại.
Kiểm tra kết cấu ngôi nhà
Một trong những kinh nghiệm sửa nhà mà bạn cần chú ý là kiểm tra kết cấu ngôi nhà. Cụ thể là móng nhà có đủ vững chắc hay không. Móng nhà là trụ nâng đỡ cho toàn bộ ngôi nhà của bạn. Nếu móng nhà không đủ vững chắc, việc sửa nhà sẽ rất nguy hiểm cho những ngôi nhà xung quanh và tính mạng của mọi người.
Dự trù kinh phí nhân công và nguyên vật liệu
Chi phí sửa nhà bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nội thất, chi phí thuê nhà thầu, chi phí thiết kế, chi phí vận chuyển, chi phí dự phòng. Hãy lập ra một bảng dự trù kinh phí và liệt kê đầy đủ, chi tiết từng hạng mục.
Việc lập bảng dự trù kinh phí nhân công và nguyên vật liệu sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về chi phí sửa chữa, cải tạo nhà ở, tận dụng mọi nguồn lực sẵn có, tránh tình trạng lãng phí, và đặc biệt, không để tiền bạc trở thành gánh nặng tài chính của bạn.
Kinh nghiệm sửa nhà – Lựa chọn nhà thầu
Theo kinh nghiệm sửa nhà, việc lựa chọn nhà thầu cũng hết sức quan trọng bởi đây chính là nhân tố quyết định đến chất lượng của ngôi nhà. Nhà thầu là đơn vị thi công, giám sát công trình của bạn, đảm bảo tiến độ công việc cho đến khi việc sửa chữa, xây dựng được hoàn thành.
Các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư gồm giá trị pháp lý, kinh nghiệm của nhà thầu, trình độ đội ngũ nhân viên, dịch vụ cung cấp, giá cả, thời gian, tiến độ thi công, cam kết của nhà thầu.
Thời gian, tiến độ hoàn thành
Trong kinh nghiệm sửa nhà, bạn cần lưu ý tới thời gian và tiến độ hoàn thành. Việc chậm trễ tiến độ thi công có thể làm ảnh hưởng tới kế hoạch của chủ nhà, năng suất làm việc của đội ngũ nhân công. Bên cạnh đó, nó cũng khiến kinh phí bị đội lên do phải trả thêm tiền nhân công. Đây là những hậu quả mà chủ nhà phải chịu.
Để giảm thiểu rủi ro chậm trễ thi công, bạn cần chọn lựa những nhà thầu uy tín, có nhiều kinh nghiệm. Bạn cần bàn bạc và có những quy định rõ ràng về thời gian, tiến độ thi công với nhà thầu. Thường xuyên đốc thúc và kiểm tra công việc.
Đảm bảo an toàn, vệ sinh
Trong thi công, xây dựng nhà ở, bạn cần đảm bảo an toàn cho gia đình, người tu sửa và những người xung quanh. Có biển báo ở khu vực thi công. Bao phủ, che tránh nội thất trong nhà để tránh bụi bẩn. Có những biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, ô nhiễm môi trường.
Đảm bảo yếu tố phong thuỷ
Phong thuỷ cũng là một yếu tố quan trọng trong kinh nghiệm sửa nhà. Trong quan điểm của người Á Đông, một căn nhà có phong thuỷ tốt sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc cho gia chủ. Do đó, khi sửa nhà, cần đảm bảo hướng nhà, vị trí, cách sắp xếp đồ nội thất, bố cục phù hợp với mệnh của gia chủ.
Xin giấy phép xây dựng
Không phải tất cả trường hợp sửa chữa, cải tạo nhà ở cần phải xin giấy phép xây dựng. Nhưng, bạn cần xin giấy phép xây dựng trong trường hợp việc cải tạo làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hay ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình.
Trên đây là những lưu ý và kinh nghiệm sửa nhà để tránh những rủi ro và sai lầm không đáng có trong quá trình thi công. Chúc bạn có được ngôi nhà ưng ý, đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.