Bất cứ ai cũng có mơ ước có được một ngôi nhà của riêng mình. Do đó, chủ đề xây nhà mới được rất nhiều người quan tâm. Để có được ngôi nhà ưng ý nhưng vẫn tiết kiệm chi phí, đừng bỏ qua những kinh nghiệm xây nhà mới được bật mí trong bài viết dưới đây của bất động sản ODT.

kinh nghiệm xây nhà mới

Các hạng mục quan trọng trong kinh nghiệm xây nhà mới

Lập nhiệm vụ thiết kế

Trước khi xây một ngôi nhà mới, bạn cần có một bản thiết kế căn nhà cụ thể, hợp lý và chi tiết. Thiết kế căn nhà cần bám sát vào nhu cầu sử dụng hàng ngày của mọi người trong gia đình. Trong đó, xác định số phòng, chức năng, phong cách kiến trúc. Sau khi có được bản thiết kế, bạn có thể dễ dàng xác định được ngân sách hợp lý.

Xác định mốc, ranh xây dựng

Việc xác định mốc, ranh xây dựng sẽ giúp bạn làm nhà đúng vị trí và đảm bảo tuân thủ quy chuẩn cấp phép xây dựng do Nhà nước ban hành. Trong kinh nghiệm xây nhà mới, bạn nên thuê một đơn vị chuyên nghiệp để đo đạc xác định mối, ranh giới xây dựng. Sau khi có được dữ liệu đo đạc, bạn có thể bàn giao dữ liệu đó cho đơn vị thi công để triển khai dự án.

Trước khi xây nhà, một công việc cũng quan trọng không kém là kiểm tra cấu kiện móng, cột, dầm, sàn. Gia chủ có thể sử dụng thước đo để kiểm tra kích thước thực tế. Ngoài ra, bạn cũng cần đo khoảng cách tối thiểu giữa các cọc và kích cỡ thép trong đài cũng như chiều cao cọc móng.

Hồ sơ thi công

Bản vẽ thi công phải có thông tin ngày xuất hồ sơ, thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận trong công trình về cấu tạo, kích thước, chi tiết vật liệu và các thông số kỹ thuật. Bản vẽ phải được giao tối thiểu 3 bộ hồ sơ in bản cứng và 1 bản mềm PDF.

Chất liệu vật liệu xây dựng

kinh nghiệm xây nhà mới

Nguyên vật liệu xây nhà mới cần đảm bảo chất lượng

Khi xây dựng nhà mới, gia chủ cũng cần lưu ý cách lựa chọn vật liệu xây dựng như xi măng, cát, sắt thép, đá, gạch, hệ thống nước, hệ thống điện và các chất phụ gia xây dựng khác.

Ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu uy tín có kinh nghiệm trên thị trường. Cát cần đảm bảo kích cỡ to và sạch, tròn đều. Gạch có in thương hiệu sản xuất để giám định chất liệu tốt nhất.

Bê tông xây dựng nhà ở cần có cường độ và khả năng chịu lực cao. Đối với chất lượng xây, tô, cần có tỷ lệ cấp phối đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đúng tỷ lệ giữa xi măng và cát để cho ra sản phẩm có độ kết dính tốt, không bị nứt vỡ.

Tiêu chí lựa chọn nhà thầu

Nhà thầu xây dựng công trình, nhà ở cần có kiến thức, kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Giữa nhà thầu và chủ đầu tư cần có sự thoả thuận và ký kết bằng hợp đồng. Cần lựa chọn loại hợp đồng xây dựng phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của các bên.

Quy trình xây dựng nhà ở

kinh nghiệm xây nhà mới

Quy trình xây nhà mới gồm các bước chuẩn bị, thi công và hoàn thiện

Trước khi xây dựng

Chuẩn bị đất: Thiết kế bản vẽ xây dựng dựa trên các yếu tố về diện tích, vị trí và địa hình của mảnh đất. Nên lựa chọn các mảnh đất có giao thông thuận tiện, địa chất an toàn, an ninh đầy đủ.

Lên ý tưởng thiết kế nội thất và ngoại thất: Tham khảo các mẫu nhà ở, biệt thự đẹp để có cách thiết kế hợp lý, thẩm mỹ và tiện nghi. Nên thuê kiến trúc sư hoặc đơn vị thiết kế uy tín.

Tài chính: Tính toán, dự trù các khoản chi phí phát sinh. Kiểm soát giá cả, chất lượng nguyên vật liệu, lựa chọn gói xây dựng phù hợp.

Chọn thời điểm làm nhà: Hạn chế làm nhà, xây nhà vào mùa mưa. Ưu tiên thi công vào những mùa nắng ráo, thời tiết đẹp để công việc diễn ra thuận lợi.

Chú ý yếu tố phong thuỷ: Lựa chọn hướng nhà, địa điểm, thiết kế sao cho hợp với mệnh của gia chủ.

Thuê tư vấn thiết kế: Thuê các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để đảm bảo bản vẽ thiết kế nhà có đầy đủ các yếu tố kỹ thuật về kết cấu, kiến trúc, hệ thống điện nước.

Khảo sát địa chất công trình: Giám định chất lượng đất nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và sử dụng nhà ở.

Xin cấp giấy phép xây dựng: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tại địa phương xét duyệt trước khi tiến hành xây dựng.

Lựa chọn nhà thầu: Cần lựa chọn các đơn vị chuyên nghiệp. Nghiên cứu kỹ các điều khoản do đơn vị thi công lập ra. So sánh giá cả, chất lượng, dịch vụ của các đơn vị thi công khác nhau để có sự lựa chọn đúng đắn nhất.

Ký hợp đồng với nhà thầu: Ký kết hợp đồng sau khi có sự thoả thuận, thống nhất của nhà thầu và gia chủ đầu tư. Các khoản mục trong hợp đồng cần phải rõ ràng, minh bạch và cụ thể, để tránh gây ra mâu thuẫn, tranh chấp.

Thi công

Quy trình xây nhà gồm thi công phần thô và hoàn thiện. Trong đó, thi công phần thô là xây dựng cấu trúc sườn của ngôi nhà trong đó có móng nhà, sàn nhà, tường nhà, kiềng, cột và hệ thống cơ điện.

Gia chủ có thể lựa chọn gói thi công xây dựng phù hợp như thi công trọn gói, khoán nhân công, gói xây dựng thô hoặc nhân công hoàn thiện sao cho phù hợp với mục đích và tài chính của mình.

Giai đoạn hoàn thiện của ngôi nhà sẽ quyết định giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà, gồm các công việc như đóng trần thạch cao, đóng cửa, ốp đá cầu thang. Cuối cùng, tiến hành lắp đặt hệ thống điện nước, hệ thống chống sét cho ngôi nhà.

Nghiệm thu, bàn giao và thanh toán

Sau khi kết thúc quy trình xây dựng, đơn vị thi công sẽ bàn giao dự án cho chủ đầu tư và lập biên bản bàn giao công trình. Khi bàn giao công trình, bên thầu sẽ tổng vệ sinh mặt bằng xây dựng và thu gom toàn bộ trang thiết bị sử dụng. Gia chủ kiểm tra toàn bộ chất lượng công trình trước khi nhận bàn giao.