Nguyên vật liệu là thứ không thể thiếu được khi xây dựng công trình. Nhiều gia chủ vì không biết tính toán mà chi phí căn nhà bị độn lên rất nhiều. Hiểu được vấn đề này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính vật liệu xây nhà đơn giản, chính xác mà ai cũng có thể áp dụng.
1. Các loại vật liệu xây nhà?
Trước tiên, muốn biết được các vật liệu thì chúng ta cần phải xác định nó bao gồm những gì. Cụ thể, nguyên vật liệu dùng cho xây nhà gồm:
- Gạch: Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gạch khác nhau như Gạch không nung, gạch tàu, gạch nung, gạch men… Tùy theo vị trí xây dựng, nhu cầu thực tế của gia chủ mà chọn loại thích hợp nhưng phổ biến nhất vẫn là gạch đất nung.
- Cát: Tương tự như gạch thì cát được chia thành cát đen, cát trắng, cát vàng… và cũng có thể phân loại theo mục đích sử dụng như cát đúc, cát san lấp, cát xây…
- Xi măng: Thành phần quan trọng, góp phần gia tăng sự kiên cố, vững chắc cho công trình.
- Sắp thép: Được ví như khung xương cho toàn bộ ngôi nhà. Khi kết hợp với xi măng nó sẽ tạo thành hệ thống bê tông cốt thép, chịu áp lực cho móng, giằng, dầm ngang, trụ cột…
- Đá: Các loại đá thường hay gặp trong xây nhà ở là đá 1x2, 3x4, 4x6… Đá cũng là vật liệu làm tăng khả năng chịu lực của bê tông. Việc lựa chọn loại đá nào tùy thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi công trình.
- Nước: Bắt buộc phải sử dụng nguồn nước sạch, không có chất bẩn hoặc nước giếng. Tuyệt đối không dùng nước ao, nước lợ, nước biển, nước phèn hay có váng dầu mỡ… để xây nhà.
2. Cách tính vật liệu xây nhà
Trong lĩnh vực xây dựng, cách tính vật liệu xây nhà khá đa dạng. Song đơn giản, dễ thực hiện và ít sai số thì bạn nên căn cứ vào diện tích xây dựng và định mức cho vật liệu xây dựng. Tức là xác định đơn giá vật liệu cần sử dụng cho 1m2 theo theo phương án đã chọn rồi nhân với diện tích xây dựng.
2.1. Cách tính diện tích xây nhà
Diện tích xây dựng được tính bằng tổng diện tích các hạng mục. Trong đó
- Tầng trệt: Tính 100% diện tích
- Tầng lầu: Tính 100% diện tích.
- Sân trước, sân sau: Tính 50% diện tích
- Ban công, sân thượng: Tính 50% diện tích
- Mái nhà: Tính 30% với mái tôn, 50% với mái bằng và 70% với mái ngói
2.2. Chi phí vật liệu cho móng nhà
Việc cần làm trước khi tính toán chi phí cho móng nhà là xác định loại móng. Mỗi một loại móng có một công thức tính khác nhau nên chi phí cũng sẽ chênh lệch nhau. Bạn cần chọn thiết kế móng tiết kiệm và vẫn đảm bảo hiệu quả và an toàn. Trong đó
- Móng đơn: Đã được tính trong đơn giá xây dựng
- Móng băng một phương = 50% x Đơn giá phần thô x Diện tích tầng 1
- Móng băng hai phương = 70% x Đơn giá phần thô x Diện tích tầng 1
- Móng cọc khoan nhồi = (Hệ số đài móng: 0,2 x Đơn giá phần thô x Diện tích tầng 1) + (000 đồng/m x chiều dài cọc x số lượng cọc)
- Móng cọc ép tải = (Hệ số đài móng: 0,2 x Đơn giá phần thô x Diện tích tầng 1) + (2000 đồng/m x chiều dài cọc x số lượng cọc) + (Nhân công ép cọc: 20.000.000 đồng)
Chú ý: Đơn giá và nhân công bên trên chỉ mang tính chất giả định. Tùy vào từng địa phương, từng khu vực, từng thời điểm mà con số này có thể thay đổi.
2.3. Đơn giá vật liệu xây dựng
- Đơn giá phần thô: 000.000 đồng/m2
- Đơn giá vật tư hoàn thiện chất lượng tốt: 5.500.000 đồng/m2
- Đơn giá vật tư hoàn thiện chất lượng khá: 5.200.000 đồng/m2
- Đơn giá vật tư hoàn thiện chất lượng trung bình khá: 4.800.000 đồng/m2
- Đơn giá vật tư hoàn thiện chất lượng trung bình: 4.500.000 đồng/m2
Để bạn đọc dễ hình dung hơn, chúng tôi sẽ lấy ví dụ như căn nhà có quy mô 2 tầng, xây trên nền đất 6x12m. Gia chủ dự định sử dụng móng băng 1 phương, loại mái ngói và gói hoàn thiện chất lượng cao. Diện tích xây dựng nhà và chi phí vật liệu như sau:
Diện tích xây dựng:
- Tầng 1: 6 x 12 = 72m2
- Tầng 2: 6 x 12 = 72m2
- Mái ngói: 6 x 12 x 70% = 50,4m2
- Tổng diện tích: 72 + 72 + 50,4 = 194,4m2
Chi phí vật liệu xây dựng
- Móng băng một phương: 6 x 12 x 30% x 3.000.000 đồng= 64.800.000 đồng
- Xây thô và hoàn thiện: 203,5m2 x 5.500.000 đồng = 1.069.200.000 đồng
- Tổng chi phí: 64.800.000 + 1.069.200.000 = 1.134.000.000 đồng
Lưu ý: Số liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào từng địa phương, từng khu vực, từng thời điểm mà đơn giá sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm. Bên cạnh đó, nền đất yếu cũng làm cho chi phí tăng lên.
Trên đây là bài viết của bất động sản ODT về chủ đề “Cách tính vật liệu xây nhà đơn giản, chính xác”. Hy vọng những thông tin này đã giúp độc giả phần nào cho công việc của mình. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào nhé.