Pháp là đất nước nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc như Nhà thờ Đức Bà, Khải Hoàn Môn, Lâu đài Versailles, Quảng trường Concorde... Đặc biệt, kiến trúc Pháp còn được xem như là cái nôi của nền kiến trúc thế giới khi có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước, trong đó có cả Việt Nam. Nhiều công trình được xây dựng trong thời Pháp thuộc đến nay vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp, kiến trúc độc đáo không thể lẫn đi đâu được.
1. Đặc điểm của kiến trúc Pháp cổ
1.1. Cội nguồn của kiến trúc Pháp
Theo nghiên cứu của các nhà sử học và các nhà kiến trúc gia, Pháp là một trong những đất nước hiếm hoi còn lưu trữ và phát huy được tinh hoa của kiến trúc cổ đại. Kiến trúc Pháp cổ chịu ảnh hưởng khá lớn từ Hy Lạp và La Mã. Đây là hai đế chế phát triển bậc nhất vào những năm đầu thế kỷ thứ III trước Công nguyên tại lục địa Châu Âu.
Cụ thể, phong cách kiến trúc thời điểm này luôn hướng về sự tôn nghiêm, thiên về những câu chuyện thần thoại, tôn xưng, ca tụng các vị thần. Đến khi kinh tế Pháp bước vào giai đoạn phát triển thịnh vượng, họ không chỉ kế thừa, học hỏi, phát huy mà còn kết hợp với phong cách hiện đại của riêng mình để mang đến cho nhân loại một phong cách thiết kế riêng biệt, hội tụ đầy đủ tinh hoa.
Theo đó, người Pháp đã khéo léo vận dụng 2 thức cột Ionic và Doric để phát triển thành một thức cột ưu việt và thẩm mỹ hơn là cột Corinth. Chúng ta vẫn có thể bắt gặp thức cột này tài nhiều công trình nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay. Có thể nói, phong cách thiết kế của người Pháp không chỉ là biểu tượng của cả Châu Âu mà đã ảnh hưởng đến nhiều vùng lãnh thổ khác. Đặc biệt là những khu vực bị xâm lược và trở thành thuộc địa. Thời điểm bấy giờ, không một quốc gia nào có thể làm được như Pháp.
Đương nhiên, những thành tựu to lớn đó không phải một sớm một chiều mà đạt được. Pháp đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, mỗi một giai đoạn lại cho thấy sự học tập, không ngừng sáng tạo của các kiến trúc sư để cho ra những phong cách đặc trưng gồm: Kiến trúc thời trung cổ, kiến trúc tiền La Mã, kiến trúc La Mã, kiến trúc Baroque, kiến trúc thời Phục hưng, kiến trúc Haussmann, kiến trúc Gothic…
1.2. Nguyên tắc xây dựng của các công trình kiến trúc Pháp
Một bề dày lịch sử lâu dài với nhiều thăng trầm đã khiến công trình Pháp trải qua nhiều thay đổi. Tuy nhiên có một yếu tố không thay đổi, dễ dàng nhận thấy trong kiến trúc Pháp cổ là những đường nét nghệ thuật mềm mại nhưng đầy vững chãi. Bên cạnh đó, các công trình tái hiện vẻ đẹp của kiến trúc Pháp còn được thiết kế theo những nguyên tắc:
- Có tính đối xứng, cân bằng
- Nội thất tinh tế, sang trọng
- Những khối hình vuông vức, đồ sộ
- Coi trọng tỉ lệ thức và thiết kế cột
- Lấy đường cong làm chủ đạo
Tất cả những yếu tố này đã tạo ra một phong cách kiến trúc không lẫn đi đâu được. Dù là không hiểu biết nhiều về nghệ thuật nhưng vẫn nhận ra được đây là công trình mang âm hưởng của Pháp. Sang trọng – Phong cách – Mềm mại – Hiện đại là những mỹ từ để đánh giá một cách chính xác nhất về các công trình được xây dựng theo lối thiết kế Pháp.
2. Ảnh hưởng của kiến trúc Pháp cổ ở Việt Nam
Đất nước ta từng sống dưới thời thực dân Pháp đô hộ suốt gần 100 năm. Chính vì vậy, những kiến trúc cổ của ta bị ảnh hưởng nhiều về lối thiết kế này. Nhưng có một điểm cần lưu ý, Việt Nam là nước bị xâm lược nên các công trình kiến trúc kiểu Pháp xây dựng ra để phục vụ chính quyền hoặc lãnh đạo cao cấp của chính quyền thực dân.
Trong suốt gần một thế kỉ đó, kiến trúc Việt Nam cũng phân theo từng giai đoạn gắn liền với quá trình phát triển lịch sử kiến trúc của nước Pháp. Cụ thể
2.1. Phong cách kiến trúc Tiền thực dân
Để thích hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, cùng với việc bị ảnh hưởng bởi kiến trúc Pháp cổ, các công trình trong giai đoạn tiền thực dân thường có dạng hình chữ nhật. Hành lang phía trước có cầu thang dẫn lên, được thành hình cong bán cầu và có khóa vòm. Tường xung quanh được xây dựng đơn giản, đậm chất Pháp.
Đại diện cho kiến trúc tiền thực dân là: Tòa thị chính, Bảo tàng Lịch sử Quân sự, bệnh viện Hữu Nghị, một số nhà điều trị thuộc Quân y viện 108…
2.2. Phong cách kiến trúc Tân cổ điển
Kiểu tân cổ điển Pháp chủ yếu được áp dụng chủ yếu cho các công trình phục vụ nhu cầu dân dụng với thiết kế khá tinh xảo. Đặc biệt, một số tòa nhà còn được áp đặt nguyên mẫu ở Pháp. Điển hình của phong cách này được thể hiện rõ nét thông qua: Nhà Hát lớn (1901), Phủ Toàn quyền (1902), nhà Khách Chính phủ (1919)…
Nếu đã có dịp đến tham quan trực tiếp hay nhìn qua ảnh, chúng ta sẽ thấy được nét phảng phất và bay bổng của kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ. Ngoài ra, nó cũng sự sáng tạo, nhiều điểm mang hơi hướng hiện đại, uy nghi.
2.3. Phong cách kiến trúc địa phương Pháp
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, người dân Pháp bắt đầu đổ bộ vào Việt Nam để sinh sống và làm việc. Họ đã cho xây hàng loạt các biệt thự có phong cách giống với kiến trúc ở quê nhà để tạo cảm giác thoải mái, như đang sống ở quê hương.
Một số công trình lớn đại diện do kiểu kiến trúc này là Petit Lycée (số 8 Hai Bà Trưng), Grand Lycée AIber Sarraut (số 1B Hoàng Văn Thụ), Trường nữ học Pháp (58 Trần Phú) và một số biệt thự ở khu Ngoại giao đoàn.
2.4. Phong cách kiến trúc Art Deco
Kiến trúc Art Deco bắt đầu du nhập và thịnh hành ở Hà Nội trong giai đoạn 1920 – 1930. Điểm nổi bật của phong cách này là kiến trúc đi theo mô hình khối kinh điển với nhau và tạo ra một tổng thể hòa hợp. Đồng thời, các kiến trúc sư cũng khéo léo lồng ghép vào đó những họa tiết trang trí cầu kỳ kiểu Pháp bằng chất liệu thạch cao, xi măng.
Nếu có hứng thú với kiểu kiến trúc Art Deco bạn có thể đến thăm: Bưu điện (Đinh Lễ), 91 Đinh Tiên Hoàng, công ty AVIA (Trần Hưng Đạo), nhà in IDEO (Tràng Tiền), Chi nhánh ngân hàng Đông Dương… và nhiều biệt thự cổ khác nằm rải rác trên địa bàn quận Ba Đình khúc cuối phố Bà Triệu, Hàng Chuối.
2.5. Phong cách kiến trúc Đông Dương
Đây là lối kiến trúc phổ biến và thịnh hành nhất ở Việt Nam, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Phong cách Đông Dương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Pháp, Việt Nam và Khmer. Điểm nhấn đến từ kết cấu mái, ô văng che cửa và thông gió tự nhiên.
Những công trình mà bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về phong cách kiến trúc này là Câu lạc bộ thủy quân (Trần Phú), Bảo tàng Louis (Phạm Ngũ Lão), Tòa nhà chính Đại học Đông Dương (Lê Thánh Tông), Sở Tài Chính, viện Pasteur, ,…
Vừa rồi là những thông tin cơ bản nhất về kiến trúc nước Pháp và những ảnh hưởng của nó đến kiến trúc công trình Việt Nam. Hẹn gặp lại mọi người trong những chia sẻ tiếp theo về đất đai, kiến trúc, xây dựng của bất động sản ODT.