Cổng nhà là một phần không thể thiếu được của một căn nhà. Nó vừa có chức năng bảo vệ lại vừa tô điểm thêm cho kiến trúc cảnh quan bên ngoài. Chính vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng thì kích thước cổng nhà cũng là vấn đề quan tâm của nhiều người. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tính toán kích thước cổng đảm bảo cả thẩm mỹ và phong thủy.

1. Chiều cao và chiều rộng của cổng nhà

Chiều cao và chiều rộng của cổng nhà

1.1. Tỷ lệ chiều cao và chiều rộng của cổng nhà

Ông bà ta thường nói  “Nhà cao cửa rộng”. Tức là nếu nhà cao thì cổng phải rộng thì mới tạo nên được sự hài hòa. Tuy nhiên, nếu cao quá hay rộng quá thì nó lại có tác dụng ngược. Do đó, một cánh cổng được coi là phù hợp nếu đảm bảo cân bằng được các yếu tố như: Chiều rộng, chiều cao, bề dày cánh cổng.

Vậy kích thước cổng nhà chuẩn trong xây dựng là như thế nào? Để có một tỷ lệ chiều cao, chiều rộng chính xác người ta sẽ sử dụng thước Lỗ ban. Trong đó, chiều cao được xác định bằng phần dương (số lẻ) và chiều rộng được xác định bằng phần âm (số chẵn).

Ngoài ra, trong phong thủy, kích thước cổng nhà có mối quan hệ mật thiết với hướng nhà. Cụ thể, gia chủ cần chọn những hướng tốt trong Bát Trạch gồm: Diên Ý, Phục Vị, Sinh Khí, Thiên Y. Nhưng như thế là chưa đủ, nếu nằm trong vận sao xấu chiếu tới (20 năm) thì nên chọn kích thước cổng nhỏ lại. Có sao tốt chiếu tới thì nên để kích thước cổng cao rộng.

Tóm lại, trước khi xây cổng nhà, cần chú ý đến những điều sau:

  • Chọn kích thước cổng theo Lỗ Ban thì chiều rộng và chiều cao phải phù hợp với âm dương. Nếu không tuân thủ, căn nhà sẽ rơi vào thế “Cô âm bất sinh, độc dương bất trưởng”.
  • Nhà hướng tốt thì có thể tăng chiều cao vượt chuẩn nhưng không được quá nhiều.
  • Nhà hướng xấu thì thiết kế cổng nhỏ lại.
  • Kết hợp các biện pháp hóa giải nhà hướng xấu.
  • Cố gắng đặt cửa trong vị trí 1 sơn. Tâm điểm xác định là trung cung căn nhà.

Cổng chính là nơi đầu tiên mà dòng khí bên ngoài đi qua trước khi lan tỏa vào căn nhà. Một cánh cổng hài hòa về kích thước và phong thủy sẽ đón được nhiều tài lộc, phúc khí, may mắn cho gia đình. Ngược lại, hung khí, sát khí, dòng khí hỗn tạp sẽ tác động tiêu cực đến ngôi nhà.

1.2. Chiều rộng cổng bao nhiêu thì hợp lý?

Kích thước cổng như thế nào là đẹp nhất? Đây là câu hỏi được rất nhiều gia chủ quan tâm. Thực tế, việc lựa chọn kích thước cổng phải căn cứ vào nhiều yếu tố. Một trong những điều đó là diện tích mặt tiền và thước lỗ ban. Khi nào kết hợp được hoàn hảo hai yếu tố này thì chiều rộng cổng mới chuẩn xác.

1.2.1. Dựa vào diện tích mặt tiền

Mặt tiền được hiểu là toàn bộ không gian phía trước, nơi sẽ đặt cổng chính để bước vào căn nhà. Trường hợp, nhà có mặt tiền rộng thì cần bố trí cổng chính có chiều rộng tương xứng. Còn nếu mặt tiền căn nhà có phần hạn chế hoặc không có mặt tiền thì nên tiết chế lại chiều rộng của cổng để không gây mất cân xứng.

1.2.2. Dựa vào thước lỗ ban

Thước lỗ ban là một dụng cụ chuyên dùng trong ngành xây dựng với mục đích đo đạc thông số nhà cửa theo Dương trạch. Trên thước sẽ có khoảng cách địa lý và phân chia theo cung mệnh để xác định vị trí tốt xấu cho cổng nhà. Do đó, khi tính toán kích thước cổng thì không thể thiếu được thước lỗ ban.

Kích thước tối thiểu cho chiều rộng cổng nhà là 2m. Thông số này được áp dụng đối với những loại hình nhà ở thường gặp như nhà cấp 4, nhà mặt phố và một số biệt thự. Đây cũng là kích thước tiêu chuẩn để đảm bảo nhu cầu di chuyển qua lại ô tô. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kích thước chiều cao của cổng.

1.3. Chiều cao cổng nhà theo phong thủy

Không ít người thường cho rằng, việc xác định chiều cao cổng nhà rất đơn giản. Tuy nhiên, đó là khi bạn chưa bắt tay vào tìm hiểu một cách tỉ mỉ và chính xác thôi. Nếu chiều rộng chỉ căn cứ vào mặt tiền và thước lỗ ban thì chiều cao còn phụ thuộc tiếp vào chiều rộng. Một cánh cổng sẽ vô cùng xấu xí nếu bề rộng quá hẹp mà chiều cao quá lớn..

Ngoài ra, gia chủ cũng phải chú trọng vào kiến trúc cảnh quan ngoại thất bên ngoài căn nhà. Nếu cổng có thiết kế mái che thì cần cân xứng trong phạm vi cho phép của chiều cao. Cổng chính căn nhà tốt nhất là thấp hơn mái che 40cm. Thiết kế này được đánh giá là giúp khai thông dòng khí, xua đuổi tà ma.

2. Kích thước lỗ ban cửa cổng nhà theo phong thủy

Dĩ nhiên, ai cũng muốn nhà mình có được một cánh cổng thật đẹp phải không nào. Tỷ lệ vàng trong thiết kế xây dựng sẽ giúp bạn làm được điều đó thuận lợi hơn. Tùy theo loại cổng mà thước lỗ ban sẽ được áp dụng khác nhau.

2.1. Kích thước cổng nhà 1 cánh

Kích thước cổng nhà 1 cánh

Thiết kế cổng 1 cánh thường gặp ở những thành phố lớn. Bởi lẽ, nó phù hợp với mỹ quan cũng như quy hoạch đô thị. Theo thước lỗ ban thì kích thước tiêu chuẩn của cổng nhà trong trường hợp này sẽ là  81cm x 212cm. Tức là:

  • Kích thước chiều rộng tương ứng 81cm, được phép sai khác trong khoảng 80,5cm - 81,8cm
  • Kích thước chiều cao tương ứng 212cm, được phép sai khác trong khoảng 210,8cm đến 214,2cm

Trường hợp khuôn cổng dày 4,5cm, kích thước được xác định như sau:

  • Chiều rộng là: 81cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 90cm
  • Chiều cao là: 212cm + 4,5cm dương bên trên = 216,5cm

Trường hợp khuôn cổng dày 6cm, kích thước được xác định như sau:

  • Chiều rộng là: 81cm + 6cm dương bên trái + 6cm dương bên phải = 93cm
  • Chiều cao là: 212cm + 6cm dương bên trên = 218cm

2.2. Kích thước cổng nhà 2 cánh

2.2.1. Cổng nhà có một cánh to và một cánh nhỏ

Cổng nhà có một cánh to và một cánh nhỏ

Kích thước tiêu chuẩn như sau:

  • Chiều rộng là 109cm, được phép sai khác trong khoảng 105,5cm - 109cm. Kích thước bề rộng là 69cm, dương 40cm.
  • Chiều rộng là 126cm, được phép sai khác trong khoảng 125cm – 128,5cm. Kích thước bề rộng là 81cm, dương 45cm
  • Chiều cao là 212cm

2.2.2. Cổng nhà 2 cánh đều nhau

Cổng nhà 2 cánh đều nhau

Với khuôn cửa dày 4,5cm, các kích thước bạn có thể chọn gồm:

  • Chiều rộng là: 109cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 118cm
  • Chiều rộng là: 126cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 138cm
  • Chiều rộng là: 153cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 162cm
  • Chiều rộng là: 176cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 185cm
  • Chiều cao là: 212cm + 4,5cm dương bên trên = 216,5cm

Với khuôn cửa dày 6cm, kích thước tiêu chuẩn sau:

  • Chiều rộng là: 109cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 121cm
  • Chiều cao là: 212cm + 6cm dương bên trên = 218cm

2.3. Kích thước cổng nhà 4 cánh

2.3.1. Cổng nhà 2 cánh chính, 2 cánh phụ

Cổng nhà 2 cánh chính, 2 cánh phụ

Với khuôn cửa dày 4,5cm:

  • Chiều rộng là: 176cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 185cm
  • Chiều rộng là: 211cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 220cm
  • Chiều cao là: 212cm + 4,5cm dương bên trên = 218cm

Với khuôn cửa dày 6cm:

  • Chiều rộng là: 176cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 188cm
  • Chiều rộng là: 211cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 188cm
  • Chiều cao là: 212cm + 6cm dương bên trên = 218cm

2.3.2. Cổng nhà 4 cánh cân bằng

Cổng nhà 4 cánh cân bằng

Một số gợi ý thiết kế gồm:

  • Chiều rộng là: 255cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 264cm
  • Chiều rộng là: 262cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 271cm
  • Chiều rộng là: 282cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 291cm
  • Chiều rộng là: 341cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 350cm
  • Chiều rộng là: 360cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 369cm
  • Chiều cao là: 212cm + 4,5cm dương bên trên = 216,5cm

Trường hợp 4 cánh đều nhau và 4 cánh mở quay:

  • Chiều rộng là: 236cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 245cm
  • Chiều cao là: 212cm + 4,5cm dương bên phải + 4,5cm dương bên trái = 216,5cm
  • Chiều rộng là: 236cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 2458cm
  • Chiều cao là: 212cm + 6cm dương bên trên = 218cm

Trường hợp cổng 4 cánh khác:

  • Chiều rộng là: 255cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 248cm
  • Chiều rộng là: 262cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 267cm
  • Chiều rộng là: 282cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 294cm
  • Chiều rộng là: 341cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 353cm
  • Chiều rộng là: 360cm + 6cm dương bên phải + 6cm dương bên trái = 372cm

2.4. Kích thước cổng nhà cho ô tô

Kích thước cổng nhà cho ô tô

Kích thước cổng nhà bao nhiêu để ô tô thoải mái ra vào. Điều này còn tùy vào loại xe mà bạn định đi qua. Do đó, muốn có kích thước chuẩn thì gia chủ phải kiểm tra loại xe mình đang đi hoặc loại xe dự định sẽ mua trong tương lai để có thiết kế chuẩn nhất. Thông số Dài x Rộng x Cao của vài dòng xe phổ biến ở thị trường Việt Nam cụ thể như sau:

  • Altis: 4620 x 1775 x 1460 (mm)
  • Fortuner: 4795 x 1855 x 1835 (mm)
  • Innova: 4735 x 1830 x 1795 (mm)
  • Toyota Rush: 4435 x 1695 x 1705 (mm)
  • Vios: 4425 x 1730 x 1475 (mm)
  • Volvo:4425 x 1851 x 1658 (mm)
  • Yarris: 4145 x 1730 x 1500 (mm)

Căn cứ vào đây, gia chủ hãy đối chiếu với kích thước các loại cửa theo thước lỗ ban ở trên để chọn ra loại phù hợp nhất. Lưu ý, chiều rộng cổng tối thiểu phải bằng 1,5 lần chiều rộng ra. Như vậy thì mới an toàn khi di chuyển.

2.5. Kích thước cổng nhà mặt tiền 5m

Kích thước cổng nhà mặt tiền 5m

Hiện nay, nhà có mặt tiền rộng 5m khá phổ biến. Nếu đang sở hữu một căn nhà như vậy, gia chủ nên bố trí chuyền rộng cổng chính khoảng 4 – 4,5m. Thiết kế độ sâu từ cổng khoảng 5m là lý tưởng nhất.

3. Xác định hướng cổng nhà theo phong thuỷ

Ngoài kích thước thì hướng cổng cũng giúp ngôi nhà trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Để chọn được hướng cổng tốt thì các chuyên gia phong thủy sẽ căn cứ vào bản mệnh của gia chủ.

Mệnh

Hướng cổng

Kim

Gia chủ có bản mệnh Kim không được chọn cổng chính hướng ra hướng Nam. Nguyên nhân là bởi hướng Nam thuộc hành Hỏa mà Hỏa khắc Kim nên gây ra những tác động tiêu cực và làm xấu đi mệnh của gia chủ.

Kiểu dáng cổng phù hợp nhất là cong tròn, có mái vòm, màu sắc sáng sủa, tương sinh với mệnh Kim như màu vàng, màu bạch kim, màu ghi, màu nâu đất…

Thủy

Gia chủ mang mệnh Thủy nên tránh tuyệt đối xây cổng nhà hướng về Tây Nam hoặc Đông Bắc. Bởi Lẽ, hai hướng này thuộc hành Thổ và Thổ khắc Thủy. Nếu vẫn cố tình vi phạm vì người trong nhà luôn gặp những điều xui xẻo trong cuộc sống.

 Màu sắc thích hợp nhất cho cửa là màu đen hoặc xanh nước biển.

Mộc

Nếu gia chủ mệnh Mộc thì cần tránh những thứ mang hành Kim. Nếu cổng chính hướng chính Tây và Tây Bắc thì sẽ vi phạm điều này mà đem đến những bất lợi cho gia đình.

Về chất liệu, gỗ hoặc sắt là hai chất liệu tốt nhất cho gia chủ mệnh Mộc. Nếu có thể thì hãy chọn thiết kế kiểu các thanh sắt, thanh gỗ song song với nhau.

Hỏa

Hướng Bắc mang hành Thủy là đại kỵ với những chủ mệnh Hỏa vì Thủy khắc Hỏa. Nếu cổng chính hướng ra đây thì sẽ mang về nhiều tai ương, nguy hiểm.

Chỉ nên lựa chọn hai màu đỏ hoặc nâu cho cổng nhà để làm tăng vượng khí.

Thổ

Gia chủ mệnh Thổ tránh hướng Đông Nam để xây cổng chính. Tương tự như những điều trên thì đây là hướng thuộc hành Mộc và Mộc khắc Thổ

Cổng nhà nên có dạng hình vuông, dựng từ gạch đá có màu vàng nâu.

4. Lưu ý khi thiết kế cổng nhà đẹp

4.1. Kích thước cổng nhà phù hợp với kích thước cửa chính

Nhiều người thường không quan tâm đến kích thước cửa chính khi xây cổng nhà. Đây là một điều hoàn toàn sai lầm. Khi cổng nhà và cửa chính có sự kết hợp hài hoà thì không gian sẽ trở nên cân bằng hơn. Từ đó, thẩm mỹ căn nhà cũng được nâng lên.

Ngoài ra, việc thiết kế cổng nhà cũng nên tương xứng với cả kích thước cổng phụ nếu muốn mang đến nhiều may mắn và tài lộc hơn. Việc xác định kích cỡ hai cửa này cũng có thể căn cứ theo thước lỗ ban.

4.2. Vị trí đặt cổng tránh xung tứ sát từ bên ngoài

Một cổng nhà đẹp thì kích thước hay thẩm mỹ là chưa đủ, kèm theo đó là vị trí đặt cổng. Cổng vừa phải hợp phong thủy vừa phải thuận tiện cho việc di chuyển ra vào. Bởi lẽ cổng là khu vực mà mọi người chắc chắn phải dùng khi muốn đi ra bên ngoài.

Giả sử, nếu đặt cổng ở góc khuất, đường vào hẹp, thiếu ánh sáng thì việc đi lại sẽ vô cùng khó khăn. Nhất là khi muốn điều khiển các phương tiện giao thông cỡ lớn như ô tô hay xe máy. Vị trí đẹp là vị trí mang về cả tài lộc, tiền tài, vượng khí. Tuyệt đối tránh để cổng nhà đối diện với “tứ sát” trong phong thủy gồm giao lộ, cây cổ thụ, cột điện, góc nhọn bờ rào. Trường hợp bất khả kháng, cần dùng những cách thức hóa giải để giảm tối đa ảnh hưởng của nó đến cuộc sống.

4.3. Thiết kế lối đi từ cổng vào rộng rãi

Lối đi từ cổng nhà vào nhà cũng là điều mà gia chủ phải để tâm tới thiết kế cổng. Có thể không được rộng rãi nhưng phải tạo được không gian thoải mái nhất và luôn giữ được vệ sinh sạch sẽ. Nếu làm được như vậy thì những điều tốt lành nhất mới có thể đi thẳng vào nhà mà không bị vấy bẩn hay phân tán ra xung quanh.

Đối với những gia đình vốn đã có diện tích hạn chế thì không nên trồng các loại cây lớn hoặc cây dây leo. Thay vào đó, hãy để không gian thoáng đãng nhất có thể. Nếu cần khoảng không xanh thì một vài bụi cây nhỏ hay bụi cỏ sẽ rất phù hợp, vừa không ảnh hưởng đến phong thủy lại vừa có giá trị thẩm mỹ

4.4. Chú ý đến kích thước và hướng cổng chính theo phong thủy

Như đã chia sẻ khá nhiều lần ở trên, trước khi chọn kích thước cổng thì cần xác định hướng cổng để phù hợp về phong thủy. Khi chọn hướng cổng, căn cứ hàng đầu là theo tuổi chủ nhà.

Gia chủ mệnh Kim không được xây cổng trổ ra hướng Nam. Gia chủ mệnh Mộc không được xây cổng trổ ra chính Tây và Tây Bắc. Gia chủ mệnh Thủy không được xây cổng trổ ra hướng Tây Nam và Đông Bắc. Gia chủ mệnh Hỏa không được xây cổng trổ ra hướng chính Bắc. Gia chủ mệnh Thổ không được xây cổng trổ ra hướng Tây Nam và Đông Bắc.

Kích thước cổng vừa cần hài hòa với không gian phía trước căn nhà, diện tích mặt tiền vừa cần đáp ứng mọi tiêu chí phong thủy. Tất cả sẽ giúp gia chủ có được một cổng nhà hoàn hảo, giúp tiêu diệt, xua đuổi ma quỷ, giải trừ sát khí, thành công trong sự nghiệp, thăng quan tiến chức…

Một căn nhà đẹp thì mọi thứ đều phải đẹp, kể cả là cổng nhà. Tuy nhiên, để có một cổng nhà ưng ý không hề dễ dàng. Nhưng với bài viết này của bất động sản ODT, hẳn là bạn đọc đã có thể tự tính toán cho mình một kích thước cổng phù hợp theo từng loại thiết kế, hướng cổng hợp bản mệnh. Và hơn hết là đảm bảo thu hút mọi ánh nhìn từ người đi đường.