Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam đang bị lép về hơn so với các tỉnh thành phía Bắc do quỹ đất khan hiếm, hạ tầng giao thông ngưng trệ và giá đất tăng cao.

Bất động sản công nghiệp phía Nam lép vế hơn so với miền Bắc

Cạn nguồn quỹ đất và mặt bằng cho thuê

Thực trạng cạn nguồn quỹ đất và mặt bằng cho thuê là thực trạng trung của thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam đối mặt. Nhưng nghiêm trọng nhất là tại TP.HCM khi mà trong vòng 6 tháng vừa qua, không có khu công nghiệp mới nào được đưa vào thị trường.

Trên thực tế, quỹ đất chào thuê bất động sản công nghiệp tại TP.HCM chỉ khoảng 3.000ha, trong khi nhu cầu thuê lại rất cao, luôn đạt 90% nhu cầu lấp đầy và nhu cầu tìm thuê tăng gần 40% so với cùng kỳ.

Còn tại các tỉnh thành lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An diện tích chào thuê tại các KCN mới cũng không có trong khi tỷ lệ lấp đầy luôn ở mức 90 -100%.

Nhận định của chuyên gia

Giám đốc dịch vụ tư vấn và quản lý kinh doanh khu công nghiệp và văn phòng cho thuê của CBRE Việt Nam – ông Lê Trọng Hiếu cho biết, nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp tại thị trường miền Nam rất cao, đặc biệt tại TP.HCM và Bình Dương. Điều này là do làn sóng các doanh nghiệp từ Trung Quốc kéo sang Việt Nam thành lập các nhà máy lắp ráp điện tử. Trong khi nguồn cung mới lại khan hiếm, khiến cho giá thuê bị đẩy lên cao.

Cụ thể, giá thuê kho xưởng tại TP.HCM là gần 5 USD/m2/tháng trong khi giá thuê đất chạm ngưỡng 160 USD/m2/chu kỳ thuê. Còn tại Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An giá thuê kho xưởng từ 3,7 – 4 USD/m2/tháng và giá thuê đất từ 80 – 120 USD/m2/chu kỳ thuê.

Giám đốc cao cấp CBRE Việt Nam – bà Dương Thùy Dung cho biết một góc nhìn khác, thị trường bất động sản công nghiệp tại TP.HCM nói riêng và toàn miền Nam nói chung là do sự tác động từ yếu tố hạ tầng. Cụ thể, việc các dự án giao thông tại khu vực phía Nam chậm tiến độ là một trong những nguyên nhân chính khiến cho các KCN bị lùi thời gian tung ra thị trường. Trong khi đó, kế hoạch triển khai của các nhà đầu tư không thể chờ đợi nên họ buộc phải dịch chuyển địa bàn thuê đến các tỉnh phía Bắc.

Hầu hết các chuyên gia dự báo, mặc dù đến nửa cuối năm 2020 thị trường phía nam có thêm nguồn cung mới nhưng vẫn lép vế hơn so với thị trường miền Bắc do nguồn cung mới chỉ hạn chế ở quy mô trung bình.  

(Nguồn Tổng hợp)