Nhà ở xã hội vừa thiếu, vừa ế. Người cần thì không mua được khi chính sách chỉ dành cho các đối tượng đặc biệt. Cùng bất động sản ODT tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây. 

hạn hán nhà ở xã hội

Theo khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân, tỷ lệ lao động muốn mua nhà ở xã hội chiếm khoảng 28% - 30% trong tổng lực lượng lao động ở một số thành phố lớn. 

Cũng theo khảo sát chuyên đề về nhà ở xã hội của Ban kinh tế tư nhân, có đến 57% người lao động có nhu cầu thuê hoặc mua các nhà ở xã hội, nhà ở thuộc diện thương mại và trong đó có gần một nửa số lượng người lao động trong nhóm này là người cần nhà ở xã hội. 

Theo Bộ Xây dựng, để thực hiện mục tiêu xây ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 sẽ cần khoảng 849.500 tỷ đồng nguồn vốn. Ngoài nguồn vốn huy động từ nguồn lực xã hội thì nguồn vốn từ Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng. 

Mặc dù nhu cầu về nhà ở xã hội nhiều, lượng cung lại thiếu, nhưng nhà ở xã hội vẫn rơi vào tình trạng "ế ẩm". 

Theo báo cáo từ Hội Môi giới bất động sản VN, cả nước hiện có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai, với gần 412.000 căn. Trong đó, có 71 dự án đã hoàn thành với quy mô 37.868 căn, đạt 8,9% kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025. Số lượng dự án đã khởi công xây dựng là 127 dự án, với 107.896 căn. Số lượng dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư là 301 dự án với 265.486 căn. Giá bán trung bình các sản phẩm nhà ở xã hội hiện nay ở mức 18 triệu đồng/m2. 

Tuy nhiên, lượng giao dịch nhà ở xã hội hiện nay vẫn còn rất chậm, cả quý I chỉ có 221 căn, tương đương 19% trong tổng nguồn cung mở bán. 

Tại tỉnh Bắc Ninh, dù địa phương đã triển khai đầu tư xây dựng hàng chục ngàn căn nhà ở xã hội nhưng số lượng công nhân đăng ký mua nhà rất ít. Thời gian qua, chỉ bán được một nửa số lượng nhà ở xã hội mở bán, 7 dự án vẫn còn tồn kho hàng ngàn căn nhà ở xã hội. 

Tại TP.HCM, một nghịch lý là dù số lượng nhà ở xã hội chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng vẫn rơi vào tình trạng ế ẩm. 

Theo các chuyên gia bất động sản, nguyên nhân khiến nhà ở xã hội vừa thiếu vừa ế là bởi chính sách về nhà ở xã hội hiện nay chỉ hướng về người không cần mua, dẫn đến cảnh, người cần mua thì không mua được. 

Cụ thể, luật đang siết đối tượng mua nhà ở xã hội nên nhiều tỉnh chỉ có thể bán cho công nhân, thậm chí công nhân trong các khu công nghiệp, có tỉnh chỉ bán cho công nhân trong các khu công nghiệp trong một huyện cụ thể nào đó. 

Ngoài ra, nhiều dự án nhà ở xã hội chỉ được thuê mua, không bán đứt ngay từ đầu. Cụ thể, tại TP. Nha Trang (Khánh Hoà), nhiều dự án nhà ở xã hội không bán được vì quy định người thuê chỉ được mua khi hết thời hạn thuê 5 năm. Trong khi đó, mức giá thuê nhà ở xã hội so với chung cư thì rẻ, nhưng so với thuê phòng trọ lại hơi đắt. Nhiều người thu nhập thấp, người lao động bị giảm thu nhập không có đủ tiền đi thuê nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, lãi vay cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhà ở xã hội  không ai mua. 

Để giải quyết vấn đề này, thị trường đang rất cần một gói tín dụng dành riêng cho phân khúc nhà ở xã hội, dưới dạng gói cứu trợ, bởi hiện nay gói 120.000 tỉ đồng lãi suất vấn quá cao và thời gian ngắn (trên dưới 8%/năm), đồng thời thủ tục phức tạp, thẩm định hồ sơ kéo dài, việc giải ngân gói hỗ trợ chậm.