Nguồn cung hạn chế, giá đất thực tế tại các khu vực nội thành Hà Nội gấp 2 - 3 lần so với con số mà UBND thành phố quy định nhưng thị trường giao dịch mua bán vẫn rất sôi động Vì sao nghịch lý này lại diễn ra ở Hà Nội?
Đất nội đô: Giá trị hơn cả vàng
Từ khi Luật Đất đai 2013 chính thức có hiệu lực vào năm 2014 đã tạo ra một môi trường hoàn hảo để thị trường bất động sản cả nước có cơ hội phát triển. Thành phố Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ khi giá đất liên tục chạm đỉnh. Đáng chú ý, các quận nội thành như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa… luôn dẫn đầu về hệ số và tốc độ tăng giá đất.
Đến cuối năm 2019, do bảng giá đất hiện hành có chênh lệch rất lớn với giá thực tiễn nên UBND TP Hà Nội đã đề xuất điều chỉnh tăng 30% giá đất . Theo đó, giá đất dự kiến cao nhất ở khu vực nội thành là hơn 200 triệu đồng/m2, áp dụng tùy vào từng vị trí tại quận Hoàn Kiếm. Nhưng giới chuyên gia vẫn nhận định, mức giá mà UBND TP Hà Nội đưa ra trong bảng giá đất mới này vẫn chưa thật sự tiệm cận được với giá giao dịch trên thị trường.
Theo một thống kê của Công ty Gachvang (một đơn vị chuyên nghiên cứu về mặt bằng giá đất) cho thấy, giá đất trung bình tại khu vực nội đô đang cao hơn 2 – 3 lần so với mức đề xuất bởi không chỉ riêng Hà Nội mà hầu hết các dự án tại khu vực trung tâm thường là những dự án cao cấp, đắt giá.
Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Đính cho biết, từ năm 2020, quỹ đất chưa sử dụng tại các quận nội thành gần như không còn, Chính phủ lại tăng khung giá đất, chi phí đầu vào cho xây dựng cũng leo thang khiến giá đất tăng "phi mã" là dễ hiểu.
Nguy cơ cạn kiệt nguồn cung
Trên thực tế, mặc dù giá căn hộ chung cư tại khu vực nội thành vẫn ở ngưỡng cao nhưng tỷ lệ thanh khoản lại rất tốt. Báo cáo từ nhiều đơn vị như Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, Savills, CBRE… đều cho thấy những dự án được phát triển ở khu vực lõi nội thành luôn trong tình trạng “cháy hàng” dù mới mở bán không lâu.
Lý giải "sức nóng" của những dự án này, các chuyên gia cho rằng, quỹ đất hạn hẹp, quy hoạch bị siết chặt cùng với việc thành phố hạn chế cấp phép xây dựng nhà cao tầng khiến nguồn cung bất động sản khu trung tâm đã ít nay lại càng ít hơn. Đây cũng là nguyên nhân làm nguồn cung và nguồn cầu trên thị trường nhà ở luôn lệch pha.
Dù hiện tại, Hà Nội đã có kế hoạch phát triển theo hướng ly tâm ra vùng ngoại thành nhưng tâm lý của hầu hết mọi người dẫn là sở hữu nhà ở tại trung tâm vì giao thông thuận lợi, cũng như dễ dàng kết nối với hạ tầng xã hội thiết yếu (bệnh viện, cơ sở giáo dục, văn hóa…)
Cũng theo ông Đính, nếu tình trạng nguồn cung còn tiếp tục kéo dài thì thị trường bất động sản Hà Nội sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt nguồn cung trầm trọng trong năm 2021. Khi đó, mức giá mà các chủ đầu tư đưa ra có thể tiếp tục tăng thêm 10% so với thời điểm hiện tại.
(Tổng hợp bởi odt.vn)