Giá đền bù đất nông nghiệp 2022 là bao nhiêu? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang sở hữu đất nông nghiệp thắc mắc khi Nhà nước có quyết định thu hồi và phải chuyển đổi nơi sản xuất. Hãy cùng bất động sản ODT cập nhật giá đền bù đất nông nghiệp 2022 ngay nhé.

Cập nhật giá đền bù đất nông nghiệp 2022

1. Các loại đất nông nghiệp  

Đất nông nghiệp là tập hợp được tạo thành từ nhiều mục đích sử dụng. Và đương nhiên, mức đền bù mỗi loại sẽ khác nhau . Vì thế việc đầu tiên chúng ta cần làm là xác định các nhóm đất nông nghiệp. Căn cứ theo Luật Đất đai hiện hành, đất nông nghiệp được chia thành 8 nhóm chủ yếu như sau:

  • Nhóm đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Là loại đất phổ biến, chiếm diện tích lớn trong cơ cấu đất nông nghiệp. Đất chuyên được sử dụng để trồng các loại cây cối có thời gian sinh trưởng và thu hoạch dưới 1 năm. Chẳng hạn như hoa màu, lúa, ngô, khoai, sắn, họ nhà đậu, đay…
  • Nhóm đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: Ngược lại với loại đất trên, đất này chuyên được sử dụng để trồng cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trên 1 năm, thường là 3 – 7 năm. Điển hình là họ cây thân gỗ (tràm, đàn, keo…), họ cây cao su, cây ăn quả.
  • Nhóm đất nông nghiệp dùng cho chăn nuôi: Mục đích sử dụng trên loại đất này là trồng cây cỏ, cây cho hạt làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
  • Nhóm đất rừng sản xuất: Được sử dụng để chủ yếu vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, phát triển rừng tự nhiên. Theo quy định của pháp luật, Nhà nước không quản lý mà trao quyền cho hộ gia đình, cá nhân canh tác thông qua hình thức đấu giá. Kết quả thu hoạch cuối năm được phân theo tỉ lệ giữa nhà nước và người nhận quyền.
  • Nhóm rừng phòng hộ: Đúng như tên gọi, nhóm đất này có tác dụng bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều hòa khí hậu, chống thiên tai… Rừng phòng hộ bị cấm khai thác dưới mọi hình thức.
  • Nhóm rừng đặc dụng: Chuyên dùng để điều tiết khí hậu, khai thác cho mục đích tham quan du lịch sinh thái. Điển hình có thể kể đến rừng Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì…
  • Nhóm đất nuôi trồng thủy sản: Là những mảnh đất sông, suối, ao, hồ dùng để nuôi trồng thủy sản.
  • Nhóm đất làm muối: Là những mảnh đất ven biển có điều kiện sản xuất muối.
  • Nhóm đất nông nghiệp khác: Là những mảnh đất có mục đích đặt biệt như làm vườn ươm cây giống, trồng cây thủy sinh, thủy canh, trồng cây trong nhà kính

Các loại đất nông nghiệp  

2. Những trường hợp thu hồi đất nông nghiệp

Không phải trường hợp nào đất nông nghiệp đang sử dụng cũng bị thu hồi. Luật Đất đai quy định có 4 trường hợp đất nông nghiệp sẽ bị thu hồi. Cụ thể:

  • Thu hồi đất nông nghiệp vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất nông nghiệp do vi phạm pháp luật về đất đai
  • Thu hồi đất nông nghiệp do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
  • Nhà nước quyết định trưng dụng đất nông nghiệp trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

3. Quy định của Nhà nước về đền bù đất nông nghiệp

Khi Nhà nước thu hồi, nếu thửa đất nông nghiệp có đủ điều kiện thì người sử dụng được đền bù theo 2 hình thức. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những chính sách để hỗ trợ người dân ổn định sản xuất.

3.1. Hình thức đền bù đất nông nghiệp

  • Theo Khoản 2, Điều 75 Luật Đất đai: Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Như vậy thì người bị thu hồi đất nông nghiệp được bồi thường bằng mảnh đất nông nghiệp có giá trị tương đương. Áp dụng đối với những địa phương có sẵn quỹ đất nông nghiệp. Ngược lại, người bị thu hồi sẽ được đền bù bằng tiền nếu quỹ đất địa phương không đủ. Số tiền đền bù được xác định theo diện tích thu hồi và giá đất nông nghiệp tại thời điểm đó.

3.2. Chính sách đền bù  

Các chính sách, phương án hỗ trợ người có đất nông nghiệp bị thu hồi cũng được quy định rõ ràng trong Luật Đất đai. Chi tiết thể hiện trong Điều 83:

3.2.1. Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất

Áp dụng đối với các hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Người dân được đền bù bằng thửa đất có diện tích tương đương nhưng không vượt hạn mức giao đất để tiếp tục canh tác. Nếu đang có cây trồng trên mảnh đất bị thu hồi thì:

  • Đối với cây hàng năm, mức bồi thường bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Trong đó, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của cụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
  • Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế khi phải di chuyển.

3.2.2. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc

Áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, địa phương không còn đủ đất để bồi thường. Hoặc cũng có trường hợp đủ đất nhưng mảnh đất đó lại cách quá xa vị trí cũ. Khi đó, ngoài việc bồi thường bằng tiền, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ thêm cho người dân dưới hình thức đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc. Ví dụ như cho đi học nghề, tham gia vào các làng nghề…

Hỗ trợ khác: Áp dụng với những mảnh đất bị thu hồi nhưng người dân không chứng minh được quyền sử dụng của mình. Trường hợp này UBND sẽ tạo điều kiện để ổn định đời sống, chuyển đổi nghề.

4. Quy định về diện tích đất nông nghiệp được đền bù

Người sử dụng đất nông nghiệp được đền bù trước tiên phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh mảnh đất là của mình. Loại trừ trường hợp đất nông nghiệp do UBND cấp xã giao phục vụ công ích. Quy định về diện tích đất nông nghiệp thu hồi được Nhà nước quy định chi tiết như dưới đây:

  • Diện tích đất bồi thường được xác định là diện tích ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Gia đình cũng có quyền yêu cầu kiểm tra thực địa. Nếu có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy. Đồng thời, đất không có tranh chấp, khiếu nại thì bồi thường đúng theo diện tích đo đạc thực tế (dù nhiều hơn hay ít hơn).
  • Trường hợp đo đạc thực tế nhiều hơn nhưng cơ quan quản lý phát hiện nguồn gốc là do sai phạm, lấn chiếm bất hợp pháp thì đương nhiên không được bồi thường. Ngoài ra, người dân còn phải chịu xử phạt hành chính.

Quy định về diện tích đất nông nghiệp được đền bù

5. Quy định giá đền bù đất nông nghiệp 2022

5.1. Giá đền bù với đất nông nghiệp

Căn cứ xác định giá đền bù đất nông nghiệp là theo đơn giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trước khi ban hành quyết định thu hồi, cơ quan chức năng sẽ điều tra, thu thập thông tin về thửa đất. Đồng thời cũng tham khảo giá đất thị trường có đơn giá đền bù phù hợp

Giá đền bù = Diện tích đất bị thu hồi (m2) x đơn giá đền bù (VNĐ/m2).

Trong đó: Đơn giá đền bù = Giá đất theo bảng giá đất x hệ số điều chỉnh giá đất x Hệ số điều chỉnh khác (nếu có).

5.2. Tiền hỗ trợ với đất nông nghiệp

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 47/2014/NĐ-CP về mức hỗ trợ ổn định đời sống thì:

  • Thu hồi từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 24 tháng.
  • Đối với trường hợp thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ tối đa là 36 tháng;
  • Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30 kg gạo trong 01 tháng theo thời giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ của địa phương.

Như vậy thì ngoài đền bù, mỗi hộ gia đình còn được hỗ trợ tiền tính theo ký gạo. Số ký gạo hỗ trợ cho một nhân khẩu là 30kg. Tức là hộ gia đình có bao nhiêu người thì cứ nhân từng ấy lần lên. Tất cả sau đó đều được quy đổi thành tiền mặt.

5.3. Tiền hỗ trợ ổn định sản xuất

Hộ gia đình, cá nhân được bồi thường bằng đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định sản xuất, bao gồm: Hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp, các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và kỹ thuật nghiệp vụ đối với sản xuất, kinh doanh dịch vụ công thương nghiệp;

Nếu vẫn còn hoa màu chưa thu hoạch thì được hỗ trợ cao nhất bằng 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 03 năm liền kề trước đó.

5.4. Tiền hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Mức hỗ trợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định căn cứ điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên tổng số tiền hỗ trợ không được vượt quá 05 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi

6. Đơn giá đền bù đất nông nghiệp tại 63 tỉnh thành 

Như đã nói ở trên, đơn giá đất tại 63 tỉnh thành sẽ khác nhau nên sẽ chênh lệch về số tiền đền bù đất nông nghiệp. Tuy nhiên, con số này vẫn phải đảm bảo các quy định theo Luật Đất đai và Nghị định 47/2014 của Chính phủ. Theo khảo sát của chúng tôi trong nhiều năm qua, đơn giá đền bù đất nông nghiệp:

  • Với cây trồng hàng năm: Tối đa là 000 VNĐ/m2, không quá 250 triệu đồng/hộ
  • Với cây trồng lâu năm, đất thủy sản: Dao động xung quanh mức 000 VNĐ/m2, không quá 250 triệu đồng/hộ
  • Với đất trồng rừng: Thường rơi vào khoảng 25.000 VNĐ/m2, không quá 500 triệu đồng/hộ

Đó là toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về giá đền bù đất nông nghiệp 2022. Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã tìm được điều mình mong muốn. Hẹn gặp lại mọi người trong các bài viết sắp tới của chúng tôi.