Hiện nay, việc xây nhà có gác lửng đang trở thành một xu hướng được ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết gác lửng nên cao bao nhiêu và những lưu ý, nguyên tắc khi thiết kế gác lửng là gì. Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Gác lửng là gì?

gác lửng là gì gác lửng nên cao bao nhiêu

Trước khi tìm hiểu gác lửng nên cao bao nhiêu, chúng ta cần nắm được khái niệm của thuật ngữ này. Gác lửng hay còn gọi là tầng lửng, gác xép là một tầng trung gian nằm giữa tầng một và tầng hai, đồng thời là phần diện tích nới rộng ra của căn nhà. 

Mặc dù nằm ở phía trên tầng 1 nhưng gác lửng lại không được coi là một tầng bởi diện tích và chiều cao của nó không đủ điều kiện để được tính là một tầng. Thông thường, diện tích của gác lửng không rộng quá 2/3 diện tích mặt sàn của ngôi nhà. 

Thiết kế gác lửng thường phù hợp với những căn hộ có diện tích chật hẹp hoặc nằm trong khu vực bị hạn chế chiều cao. Gác lửng không chỉ giúp bạn có thêm diện tích mà còn có thể tối ưu hoá không gian sử dụng với nhiều mục đích đa dạng. Ngoài ra, đối với các ngôi nhà có diện tích lớn, bạn cũng có thể sử dụng gác lửng để tạo điểm nhấn về cấu trúc, khiến không gian trở nên rộng rãi, thoáng mát hơn. 

2. Gác lửng được sử dụng làm gì?

Như đã nói ở trên, thiết kế gác lửng giúp không gian nhà bạn có thêm diện tích sử dụng. Đây là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các gia đình có diện tích bị hạn chế. Với phần diện tích bổ sung này, bạn có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, như làm phòng bếp, phòng làm việc, phòng khách, phòng sinh hoạt chung hoặc phòng chứa đồ. 

Nếu bạn có ý định sử dụng tầng trệt để kinh doanh hoặc làm khuôn viên để xe, gác lửng có thể giúp bạn tối ưu không gian, có thêm nhiều diện tích để chứa đồ hơn. 

Ngoài ra, với những ngôi nhà nằm trong khu vực bị hạn chế chiều cao công trình do quy định chung nhưng bạn vẫn muốn một không gian sống rộng thoáng, thiết kế gác lửng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. 

Bạn cũng có thể sử dụng gác lửng làm nơi tiếp khách của gia đình. Với thiết kế đặc biệt, ngồi ở gác lửng, bạn có thể vừa tiếp khách, vừa quan sát tình hình buôn bán ở tầng trệt. 

3. Xu hướng thiết kế gác lửng tại Việt Nam 

Hiện nay, thiết kế gác lửng đang trở thành xu hướng và được nhiều gia chủ ưa chuộng. Gác lửng nên cao bao nhiêu, kích thước gác lửng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào không gian có sẵn trong nhà và mục đích sử dụng của bạn để có thể thiết kế sao cho phù hợp nhất. 

Tuy nhiên, thông thường, gác lửng sẽ có diện tích chiếm khoảng 2/3 so với chiều sâu ngôi nhà và độ cao trong khoảng 2,5 đến 2,8 mét. Mẫu thiết kế gác lửng phổ biến hiện nay là thiết kế dạng đúc. Với dạng thiết kế này, đơn vị thi công sẽ dùng vật liệu là tấm xi măng để đúc giả nhằm tăng diện tích sử dụng cho không gian nhà bạn. 

Cầu thang lên gác lửng nên ở vị trí nhỏ gọn để tiết kiệm diện tích và tạo sự cân đối cho ngôi nhà của bạn. Nội thất tầng lửng nên đơn giản, tránh dùng quá nhiều chất liệu gỗ để không tạo cảm giác nặng nề, chật chội. 

4. Gác lửng nên cao bao nhiêu?

Gác lửng nên cao bao nhiêu

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, chiều cao gác lửng phù thuộc vào chiều cao trung bình của căn nhà, nhưng thông thường sẽ trong khoảng từ 2,2m đến 2,8m, và không vượt quá 3m. 

Hiện nay, việc gác lửng nên cao bao nhiêu đã không còn quá quan trọng trong thiết kế xây dựng nhà ở. Mà thay vào đó, các đơn vị thiết kế, thi công sẽ bố trí sao cho chiều cao gác lửng phù hợp với thiết kế, cấu trúc của ngôi nhà và đem lại không gian sống phù hợp, sáng sủa nhất có thể. 

Tuy nhiên, thiết kế gác lửng không nên quá cao để giữ tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, những cũng không nên quá thấp vì sẽ khiến không gian sống trở nên ngột ngạt, bí bách. 

5. Nguyên tắc thiết kế gác lửng 

Ngoài việc quan tâm gác lửng nên cao bao nhiêu, bạn cũng cần lưu ý những nguyên tắc thiết kế khi thi công gác lửng. 

Nguyên tắc thiết kế gác lửng gác lửng nên cao bao nhiêu

5.1. Không nên thiết kế gác lửng quá dốc 

Nếu thiết kế gác lửng quá dốc, sẽ khiến luồng không khí lưu thông trong phòng bị thoát đi nhanh chóng, dẫn tới không gian sống trở nên ngột ngạt, bí bách và nóng bứt. Do đó, ngoài chiều cao, đơn vị thi công cũng cần quan tâm tới độ dốc gác lửng. Độ dốc gác lửng nên nhỏ một chút để không khí lưu thông tốt hơn. 

5.2. Thiết kế cửa sổ trong gác lửng 

Gác lửng cần đầy đủ ánh sáng. Vì vậy, bạn nên thiết kế cửa sổ ở trong gác lửng đủ lớn để ánh sáng tự nhiên có thể vào trong phòng. Luôn mở cửa sổ để không gian thông thoáng và giúp tinh thần của các thành viên trong gia đình được thoải mái. 

5.3. Tránh thiết kế xà ngang chèn ép gác lửng 

Theo phong thuỷ, nếu thiết kế xà ngang chèn ép phần trên đỉnh của gác lửng có thể ảnh hưởng tới tài lộc, tiền bạc và thậm chí sức khoẻ của các thành viên gia đình bạn. Chính vì vậy, khi thiết kế gác lửng, bạn cần tránh để xà ngang chèn ép gác lửng. 

5.4. Không dùng gác lửng làm phòng ngủ 

Gác lửng có nhiều chức năng khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng của gia đình bạn. Tuy nhiên, theo bất động sản ODT, không nên dùng gác lửng làm phòng ngủ. Vì theo phong thuỷ, gác lửng ở vị trí bất lợi có thể gây ra tiêu hao năng lượng, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khoẻ của bạn. 

5.5. Không nên làm cầu thang thẳng

Theo phong thuỷ, tài lộc dựa vào quá tình lưu thông và tích tụ khí. Do đó, nếu làm cầu thang thẳng sẽ khiến vận khí và tài khí của bạn đi xuống. Vì vậy, khi thiết kế cầu thang cho gác lửng, bạn nên chọn dạng xoắn ốc và có chỗ vòng.