Mặc dù được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng, nhưng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng "ngủ đông kéo dài". 

Dù hấp dẫn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn bị gọi là "thảm hoạ"

Bất động sản nghỉ dưỡng "vùng vẫy" để "thoát đáy" 

Bất chấp việc ngành du lịch đã có nhiều khởi sắc và nỗ lực của các cơ quan có thẩm quyền nhằm tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "bất động" cả về nguồn cung và thanh khoản. 

Theo báo cáo thị trường bất động sản VARS, thị trường trong quý I/2024 đã đón nhận 9.970 sản phẩm du lịch - nghỉ dưỡng mở bán, trong đó có hơn 967% là hàng "tồn kho" của các dự án mở bán trước đó. Cả thị trường chỉ có 5 dự án mới, với 326 sản phẩm, giảm 64% so với quý trước và giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Lượng tồn kho bất động sản nghỉ dưỡng ở mức cao. Số lượng tồn kho luỹ tiến đến tháng 12/2023 đã tăng khoảng 50.000 căn, trong đó phân khúc nhà liền thổ nghỉ dưỡng tồn kho 30.000 căn, riêng biệt thự chiếm hơn một nửa. Theo DKRA, ba địa phường có tồn kho bất động sản nghỉ dưỡng cao nhất là Phú Quốc, Bình Thuận, và Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Dù hấp dẫn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn bị gọi là "thảm hoạ"

Thống kê nguồn cung và tiêu thụ mới của Nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng, nguồn DKRA Group

Toàn thị trường chỉ ghi nhận 160 giao dịch bất động sản nghỉ dưỡng. Các dự án mới mở bán có tỷ lệ hấp thụ rất thấp, chỉ 26%, tương đương 87 giao dịch, chủ yếu đến từ phân khúc condotel. Hầu hết các nhà đầu tư hiện nay chỉ quan tâm đến các sản phẩm có giá dưới 10 tỷ/căn, có pháp lý hoàn thiện và tiến độ đảm bảo. 

Mặc dù Quảng Nam và Đà Nẵng là hai địa phương dẫn dắt thị trường khi chiếm 93% tổng nguồn cung sơ cấp trong quý, nhưng thị trường nhìn chung vẫn có tỉ lệ hấp thụ khá thấp, thanh khoản chững lại và hầu như không phát sinh giao dịch trong quý. 

Đi tìm nguyên nhân BĐS nghỉ dưỡng đối mặt với nhiều khó khăn 

Theo ông Võ Hồng Thắng - Giám đốc mảng Dịch vụ tư vấn và Phát triển dự án DKRA Group, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng không có dấu hiệu hồi phục là do khách hàng chưa đặt niềm tin trở lại thị trường này. 

Thậm chí, nhiều nhà đầu tư còn "quay lưng" lại với thị trường vì lo ngại hiệu quả khai thác kém, sẽ khó thu được lợi nhuận. 

Mặc dù bất động sản nghỉ dưỡng được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao về tiềm năng phát triển nhưng họ cũng lo ngại về những rào cản, đặc biệt là các quy định, thủ tục liên quan đến việc phát triển dự án. Đây cũng là phân khúc hấp dẫn nhưng lại gặp khó khăn nhất bởi tính thanh khoản gần như "đóng băng".

Ngoài ra, nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng hiện không đảm bảo tiến độ,  pháp lý không rõ ràng, chủ đầu tư không cam kết lợi nhuận. Nhiều dự án rơi và tình cảnh "đóng băng" kéo dài. Những yếu tố này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại. 

Đối với phân khúc condotel (căn hộ khách sạn), chuyên gia bất động sản đánh giá việc chất lượng phát triển dự án, mô hình trùng lặp, thiếu định hướng bền vững là những nguyên nhân khiến phân khúc này hoạt động không thật sự hiệu quả. 

Dù hấp dẫn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn bị gọi là "thảm hoạ"

Thống kê nguồn cung và tiêu thụ mới của Condotel, nguồn DKRA Group

Bất động sản ODT nhận định, để thị trường bất động sản nghỉ dưỡng quay trở lại đường đua, vẫn cần rất nhiều thời gian cũng như nỗ lực trong việc hoàn thiện khung pháp lý, công bố quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai cá dự án hạ tầng, thúc đẩy nguồn cung bất động sản nghỉ dưỡng. 

Kỳ vọng khơi thông dòng chảy bất động sản nghỉ dưỡng trong thời gian tới 

Ba bộ Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023, Luật Đất đai đã được Quốc hội khoá thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế chính sách của Chính phủ, đảm bảo thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững và giải quyết những khó khăn cho thị trường. 

Với những điểm mới trong quy định và chính sạch, việc triển khai ba bộ luật cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam. 

Dù hấp dẫn, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn bị gọi là "thảm hoạ"

Bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài

Mới đây, Báo Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (Vnrea) và Cộng đồng Review BĐS sẽ tổ chức Diễn đàn "Khơi thông dòng chảy bất động sản du lịch nghỉ dưỡng" vào ngày 18/5/2024 với sự tham gia của các doanh nghiệp liên quan như đại diện lãnh đạo Uỷ Ban Kinh tế của Quốc hội, Thành viên Tổ Tư vấn Thủ tướng về các vấn đề kinh tế, Thành viên Hội đồng tư vấn Tài chính, tiền tệ Quốc gia, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Khánh Hoà,... 

Diễn đàn sẽ tập trung phân tích những điểm mới trong Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS sửa đổi tác động tích cực đến thị trường; cán cân bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong sự phát triển kinh tế và GDP của đất nước; khơi thông nguồn vốn cho bất động sản nghỉ dưỡng; những yếu tố tác động đến phát triển bất động sản nghỉ dưỡng và hạ tầng, quy hoạch; kiến nghị tháo gỡ pháp lý cho các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng; khởi động các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đón đầu chu kỳ mới,...

Đồng thời, diễn đàn cũng sẽ phân tích những nhận định đa chiều, đánh giá khách quan về toàn cảnh thị trường bất động sản nghỉ dưỡng và dự báo diễn biến, xu hướng, thách thức, cơ hội để góp phần tìm ra giải pháp phát triển bền vững cho thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong năm 2024.