Để xác nhận tính hợp pháp của nhà ở, bạn cần phải có đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp. Mẫu đơn này viết như thế nào? Thủ tục và giấy tờ ra sao? Hãy cùng bất động sản ODT tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

1. Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là gì? 

Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là gì

Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là văn bản được sử dụng cho cá nhân trong trường hợp muốn xin xác nhận về chỗ ở hợp pháp của mình. Sau khi gửi đơn và làm đúng các thủ tục theo quy định của pháp luật, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào các giấy tờ đi kèm, chứng minh quyền sở hữu, tính hợp pháp của nhà ở để cấp giấy tờ chứng nhận chỗ ở hợp pháp cho các cá nhân. 

đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là gì

Trong đơn xin xác nhận chỗ ở hợp pháp cần phải có đầy đủ thông tin về chủ sở hữu nhà ở và tài sản như họ tên, số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, lý do xin xác nhận...

2. Trình tự thủ tục xin xác nhận nhà ở hợp pháp 

Trình tự thủ tục xin xác nhận nhà ở hợp pháp đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận nhà ở hợp pháp, gồm những giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp 
  • Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy phép xây dựng đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền 
  • Bản thiết kế xây dựng nhà đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
  • Giấy chứng nhận hay các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu qua các thời kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
  • Giấy tờ hoặc văn bản xác nhận việc mua, bán, tặng hoặc trao đổi, nhận thừa kế
  • Hợp đồng mua bán nhà 
  • Trường hợp là nhà tình thương, hồ sơ xin xác nhận nhà ở hợp pháp cần có thêm giấy tờ bàn giao
  • Trường hợp là nhà thuộc sở hữu nhà nước thì hồ sơ cần bổ sung hợp đồng mua bán nhà, giấy tờ hoá giá thanh lý

Trong trường hợp thiếu bất cứ một giấy tờ nào kể trên thì cá nhân cần phải có đơn xác nhận của UBND xã, phường hoặc thị trấn về việc nhà ở không có tranh chấp về quyền sở hữu.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn - bộ phận một cửa.

Bước 3: Nhận kết quả trả về.

UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện việc kiểm tra hồ sơ của công dân và trả kết quả cho công dân trong trường hợp hồ sơ đầy đủ điều kiện. Thời gian trả kết quả thường là một ngày làm việc. Công dân không mất lệ phí khi làm thủ tục xin xác nhận nhà ở hợp pháp.

3. Cách viết đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp 

Cách viết đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp

  • Quốc hiệu tiêu ngữ: Đây là phần bắt buộc đối với bất cứ loại đơn xin xác nhận nào.
  • Ngày tháng năm làm đơn. 
  • Tên đơn: ĐƠN XIN XÁC NHẬN NHÀ Ở HỢP PHÁP. 
  • Phần kính gửi: Tên UBND xã, phường nơi có nhà ở cần xác nhận. 
  • Tên của người yêu cầu: Ghi rõ họ tên, năm sinh, số CMND, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ. 
  • Mục đích xác nhận tình trạng nhà ở. 
  • Thông tin đối tượng cần xác nhận: Diện tích, kết cấu cơ bản, địa chỉ nhà ở, vị trí tiếp giáp, thời hạn sử dụng.
  • Phần đề nghị: Ghi rõ đề nghị UBND cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài. Nhà ở hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại, không nằm trong quy hoạch, không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh. Nhà ở có đầy đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nhà ở.
  • Ký và ghi rõ họ tên. 

4. Tải mẫu đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp 

Tải mẫu đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp 

 

Tải mẫu đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp 

Việc viết đơn xin giấy xác nhận hợp pháp đúng và chuẩn là hết sức quan trọng nhằm bảo đảm quyền lợi, lợi ích của chính bản thân bạn và giúp thủ tục, trình tự được tiến hành một cách suôn sẻ hơn. Hãy tham khảo mẫu giấy xác nhận nhà ở hợp pháp tại đây. Bạn chỉ cần điền thông tin đầy đủ và thực hiện đúng các bước trong thủ tục còn lại.